Bất cập quản lý rừng ở Hà Nội – Bài 3: Kiên quyết xử lý xây dựng trái với quy hoạch
Đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, rừng không đơn thuần là sinh thái khí hậu mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng, vì vậy việc có cơ chế chính sách phù hợp sẽ giúp người dân làm lâm nghiệp sống được bằng rừng, yên tâm bám rừng, giữ rừng.
Tuy nhiên, với những trường hợp xây dựng hoặc lợi dụng trông coi quản lý rừng để biến đất rừng thành đất ở cũng cần được xử lý một cách nghiêm khắc, đảm bảo thượng tôn pháp luật.
*Lỗi không chỉ thuộc về người dânTrước năm 1988, toàn huyện Sóc Sơn chỉ có 234 ha đất có rừng, còn lại phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc, hoang hóa. Nhưng đến nay tại huyện Sóc Sơn, cơ bản đất trống đồi núi trọc đã được rừng che phủ. Có được điều này không thể phủ nhận công lao của những người dân đã bỏ sức “khai sơn phá thạch”, trồng rừng và giữ rừng.
Qua nhiều con đường dốc, trơn trượt phương tiện đi lại khó khăn chúng tôi mới đến được khu rừng của hộ gia đình ông Ngô Văn Cam ở thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn là hộ dân được giao quản lý diện tích rừng lớn của xã. Sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Ngô Văn Cam có đơn xin với UBND xã Minh Phú và Lâm Trường Sóc Sơn (lúc đó thuộc Sở Nông Lâm Hà Nội) cho được trồng rừng và giữ rừng.Năm 1995 tại quyết định số 35/GĐ-KDR do Giám đốc Lâm Trường Sóc Sơn ký đã giao cho ông Cam 195 ha rừng thuộc khoảnh 21+22 thuộc xã Minh Phú.
Đến thời điểm hiện tại, ông Cam vẫn đang ở trong rừng và xây dựng một số công trình, hạng mục phục vụ nhu cầu thăm quan.
Trao đổi về vấn đề nhiều hộ dân sinh sống và ở trong rừng, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ những năm 1970 sau khi hợp nhất các trạm sản xuất, xí nghiệp cây giống và đội cơ giới trồng rừng tại các xã Nam Sơn, Minh Phú, Tiên Dược, Hồng Kỳ ... đã hình thành các làng Lâm Trường.Ở đó, người dân được cấp có thẩm quyền giao đất để ở và đất để trồng rừng. Đặc biệt, những công nhân được điều từ các tỉnh, thành trong cả nước đến Sóc Sơn trồng rừng và xây dựng gia đình được phân đất ở, phân đất vườn quả để thuận tiện cho việc sinh sống và trông coi, quản lý bảo vệ rừng.
Còn ông Nguyễn Văn Kết, nguyên Chủ tịch huyện Sóc Sơn cũng xác nhận, huyện có chủ trương đưa người dân lên các khu đồi núi trọc để trồng rừng, giữ rừng. “Người làm quy hoạch chỉ nghĩ một chiều là quy hoạch rừng còn không nghĩ rừng ai trồng, ai ở và bảo vệ chăm sóc. Đến khi vẽ quy hoạch, khoác “cái chăn” rừng phòng hộ lên chỗ người dân đã ăn ở bao năm, như thế là không thực tế. Lỗi này của người quản lý chứ không phải do người dân gây ra”, ông Kết thẳng thắn nói. Có thể thấy, việc quy hoạch rừng năm 2008 của thành phố Hà Nội còn có điểm chưa sát với thực tế. Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch cho sát với thực tế đang là đòi hỏi cấp thiết, chính đáng không chỉ từ phía người dân mà cả cấp chính quyền xã, huyện và cơ quan quản lý rừng. Nhưng cũng phải nhìn nhận, quy hoạch rừng ở Sóc Sơn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dù thời điểm nào người dân và chính quyền cũng phải tuân thủ theo quy hoạch. Song, ở đây người dân thiếu thông tin, tranh luận kéo dài cũng có lỗi một phần thuộc các cơ quan chức năng chưa sâu sát, chưa công khai tốt việc quy hoạch cho đông đảo người dân và dư luận được biết, tuân thủ quy hoạch.*Kiên quyết xử lý xây dựng trái với quy hoạch rừng
Đất rừng chồng lấn với đất ở, chồng lấn đất quốc phòng, đất rừng có các công trình công cộng khác không chỉ ở huyện Sóc Sơn mà các địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Thạch Thất, Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai cũng đang là những tồn tại gây ra khó khăn cho công tác quản lý.
UBND huyện Sóc Sơn cho biết, để khắc phục tình trạng chồng lấn đất rừng, địa phương này đang thành lập đoàn kiểm tra đánh giá lại hiện trạng, cập nhật số liệu dân cư, diện tích đất ở, đất rừng của toàn bộ 11 xã, thị trấn có rừng trên địa bàn.
Theo ông Vương Văn Bút, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn đã có sự buông lỏng quản lý đất rừng của cán bộ chính quyền cấp xã, huyện qua các thời kỳ dẫn tới những sai phạm tồn tại nhiều năm.Để khắc phục, UBND huyện đang đề xuất thành phố Hà Nội cho phép điều chỉnh bản đồ quy hoạch rừng năm 2008 để tách đất ở với đất rừng đảm bảo quy hoạch sát với thực tế sử dụng đất hiện nay. Còn thời điểm này, huyện đang tiến hành đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 đối với thôn Minh Tân (Minh Trí).
Mặt khác, đối với một số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng không đúng với quy hoạch, huyện tiếp tục thiết lập, củng cố hồ sơ, kiên quyết xử lý theo đúng chức năng thẩm quyền. Bên cạnh đó, huyện đang kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng.
Với góc nhìn của mình, để tháo gỡ vướng mắc trong quản lý cũng như quy hoạch rừng bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội cho rằng, trước mắt khi chờ cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh bản đồ quy hoạch, huyện Sóc Sơn đẩy nhanh tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, xác định rõ đất rừng ngoài thực địa.Hiện nay, một số thôn như Minh Tân (Minh Trí), thôn Lâm Trường (Minh Phú) chưa có bản đồ địa chính nên rất khó phát hiện và xử lý vi phạm Luật Quản lý và bảo vệ rừng.
Còn về lâu dài, phía thành phố sớm thực hiện giao đất, giao rừng cho Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội một cách rõ ràng cụ thể, để cơ quan này có cơ sở pháp lý quản lý rừng tốt hơn. Tránh trường hợp hiện nay một rừng mà có nhiều chủ thể quản lý, nhiều cấp quản lý, rất khó trong việc đầu tư và bảo vệ rừng.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong quản lý đất đai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ông Đặng Hùng Võ chỉ ra, quản lý rừng và đất rừng là việc làm khó, nhiều địa phương trong cả nước cũng đang tồn tại những vấn đề như ở Sóc Sơn (Hà Nội).Tuy nhiên, vấn đề ở Sóc Sơn là xã, huyện đã thiếu tích cực, khiến cho sai phạm, bất cập kéo dài vắt qua nhiều thời kỳ, dẫn đến phát sinh hậu quả khó giải quyết.
Còn trong trường hợp, thành phố Hà Nội có kế hoạch đưa người dân ra khỏi rừng thì phải lập kế hoạch nơi tái định cư, có nguồn hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Nhưng khi thành phố Hà Nội chưa đưa được người dân ra khỏi rừng, việc cần làm lúc này chính là ngăn chặn xây dựng mới các công trình trên đất rừng.", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ nhìn nhận.
UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, ngày 22/10 đã chỉ đạo Thanh Tra thành phố công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng từ năm 2008 đến năm 2018 tại xã Minh Trí, xã Minh Phú và Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Ngoài ra, nội dung thanh tra còn bao gồm việc UBND huyện Sóc Sơn và các ngành liên quan thực hiện các Kết luận của Thanh Tra Chính phủ vào năm 2006.
Đồng thời, UBND thành phố chỉ đạo huyện Sóc Sơn có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ tuyệt đối các công trình xây dựng, không để phát sinh vi phạm mới.Mặt khác, thành phố Hà Nội cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gặp gỡ với người dân, chính quyền sở tại thu thập dữ liệu đất rừng để có căn cứ xử lý.
Qua động thái của UBND thành phố Hà Nội cho thấy, quan điểm tháo gỡ tồn tại, song kiên quyết xử lý sai phạm trong quản lý và sử dụng đất rừng sai quy định ở Sóc Sơn.
Giá trị của rừng vẫn được coi như “lá phổi”, dù đó là rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh. Rừng cũng như đất rừng chỉ được bảo vệ khi có quy hoạch cũng như chính sách quản lý sát với thực tế mới khuyến khích được người dân gắn bó với rừng./.>>> Bất cập quản lý rừng ở Hà Nội - Bài 1: Nhùng nhằng giữa quy hoạch và thực tế
>>> Bất cập quản lý rừng ở Hà Nội – Bài 2: Lộn xộn sang nhượng và xây dựng trên đất rừng
- Từ khóa :
- quản lý rừng
- sai phạm trong quản lý rừng
- hà nội
- sóc sơn
Tin liên quan
-
Đời sống
Những thay đổi đột phá trong quản lý rừng
10:26' - 16/10/2018
Sau khi dự án kết thúc, điều mà các nhà quản lý của Việt Nam cũng như chuyên gia Phần Lan trăn trở là làm sao có thể tiếp tục duy trì và vận hành hệ thống này.
-
Kinh tế và pháp luật
Phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
05:30' - 03/10/2018
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.