Bất cập thủ tục thông quan cản trở Việt Nam trong cạnh tranh thương mại
Chiều 27/8, Tổng cục Hải quan đã làm việc với đại diện một số bộ, ngành và chuyên gia của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm thúc đẩy triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (TFP) do USAID tài trợ, với nội dung trọng tâm là cải thiện kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan Mai Xuân Thành cho biết, mục tiêu tổng thể của TFP là cải cách, chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhằm thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO TFA) và chủ trương của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
“Một hợp phần quan trọng của dự án là cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Đây là mảng việc có liên quan rất nhiều đến nhiệm vụ của các bộ, ngành”, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nói.
Vì vậy, với vai trò là cơ quan chủ dự án, lãnh đạo Tổng cục Hải quan mong muốn các bộ, ngành tích cực phối hợp với cơ quan hải quan và chuyên gia của USAID nhằm thúc đẩy việc thực hiện TFP.
Qua đó, góp phần tăng cường tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
TFP có tổng vốn dự kiến gần 22 triệu USD và được thực hiện trong vòng 5 năm. Đại diện chuyên gia của USAID nhận định, trong 2 thập kỷ gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới.
Tuy nhiên, bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở Việt Nam trong cải thiện sức cạnh tranh thương mại. Trong đó kiểm tra chuyên ngành là một phần của thủ tục thông quan hàng hóa do các bộ, ngành thực hiện.
Các hoạt động kiểm tra chuyên ngành liên quan đến nhiều bộ, ngành gây trì hoãn đáng kể cho việc thông quan hàng hóa.
Đồng thời, làm cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tốn thời gian, chi phí và làm ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, TFP nhằm hỗ trợ Việt Nam áp dụng và triển khai cách tiếp cận quản lý rủi ro tại cơ quan hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Từ đó, tăng cường thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới.
Điều này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đồng thời giảm thời gian và chi phí thương mại.
Đại diện USAID chia sẻ, thông qua việc hợp tác với Tổng cục Hải quan và các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam, USAID mong muốn, việc thực hiện TFP đạt được kết quả cụ thể trong việc hài hòa, đơn giản hóa chính sách và thủ tục (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu); việc phối hợp giữa cấp Trung ương và địa phương về chính sách tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được tăng cường…
Theo Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), năm 2015, có 13 bộ, ngành ban hành danh mục 82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Trong số đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng nhiều nhất với 65.185 mặt hàng, chiếm gần 79% tổng số lượng của cả nước.
Ngoài ra, 5 bộ khác có số lượng mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành từ một nghìn trở lên vào thời điểm đó là Bộ Y tế 5.730 mặt hàng, Bộ Công Thương 5.096 mặt hàng, Bộ Khoa học và Công nghệ 3.434 mặt hàng; Bộ Giao thông Vận tải 1.433 mặt hàng; Bộ Thông tin và Truyền thông 1.034 mặt hàng.
Đến tháng 4/2019, tổng số lượng mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn 70.087 mặt hàng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị còn số lượng nhiều nhất với 7.623 mặt hàng./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Hải quan tập trung chống gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa
16:14' - 27/08/2019
Tổng cục Hải quan phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Tài chính
Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan
14:11' - 29/07/2019
Cơ quan Hải quan đã triển khai Chương trình quản lý giám sát hải quan tự động cảng biển, cảng hàng không...
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Hải quan thực hiện nhiều giải pháp chống thất thu
20:44' - 15/07/2019
Chiều ngày 15/7, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tp.Hồ Chí Minh thu ngân sách quý I/2023 chưa đạt kỳ vọng
18:01' - 30/03/2023
Theo Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 3 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 124.796 tỷ đồng, đạt 26,6% dự toán và giảm 1,5% so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước quý I bằng 30,3% dự toán
17:44' - 30/03/2023
Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thu ngân sách nhà nước quý I ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2022.
-
Tài chính
Nợ công của Đức tăng mạnh
08:09' - 30/03/2023
Ngày 29/3, Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết, trong năm 2022, nợ công của Đức đã tăng mạnh lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Tài chính
Nhà đầu tư ồ ạt rút tiền kỹ thuật số khỏi sàn Binance
20:49' - 29/03/2023
Kể từ khi Binance bị khởi kiện, các nhà đầu tư đã rút tổng cộng 1,6 tỷ USD khỏi sàn giao dịch này, trong đó riêng 24 giờ qua rút 852 triệu USD.
-
Tài chính
F88 là gì? F88 lấy tiền đâu để cho vay?
14:22' - 29/03/2023
Từ đầu tháng 3/2023 đến nay, lực lượng chức năng đồng loạt kiểm tra các phòng giao dịch của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 tại nhiều tỉnh, thành phố.
-
Tài chính
Long An tăng tỷ lệ cho vay các đối tượng yếu thế
08:22' - 29/03/2023
Nguồn vốn cho vay vẫn còn ít so với nhu cầu thực tế, Long An đặt mục tiêu cho vay các đối tượng yếu thế chiếm 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm.
-
Tài chính
Morgan Stanley: Thiếu hụt ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế của Ai Cập
08:00' - 29/03/2023
Morgan Stanley nhận định tình trạng khan hiếm ngoại tệ đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của Ai Cập và có thể cản trở triển vọng tăng trưởng trung hạn của quốc gia Bắc Phi này.
-
Tài chính
Người dân Ấn Độ vẫn chưa quen với đồng e-rupee
20:05' - 28/03/2023
Người dân Ấn Độ vẫn chưa biết về e-rupee vì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Để trở nên phổ biến, đồng tiền này cần có thời gian.
-
Tài chính
Quốc hội Nhật Bản ban hành ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2023
14:59' - 28/03/2023
Quốc hội Nhật Bản đã ban hành ngân sách có tổng trị giá lên tới 114.380 tỷ yen (khoảng 862 tỷ USD) cho tài khóa 2023, cao nhất từ trước tới nay.