Bất chấp dịch COVID-19, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào các Startup Việt Nam
Đây được xem là thương vụ gọi vốn với trị giá lớn nhất được tiết lộ trên thị trường đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Khoản đầu tư này được VNLIFE sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng các mảng kinh doanh hiện tại và hỗ trợ phát triển nền tảng cũng như công nghệ mới, nhằm phục vụ tốt hơn các đối tác bán hàng và người tiêu dùng Việt Nam.
Tại Việt Nam, VNLIFE không phải là cái tên xa lạ. Công ty này có các giải pháp công nghệ do Vietnam Payment Solution JSC (VNPAY), công ty con trong mảng kinh doanh cốt lõi là công nghệ tài chính, cung cấp cho hơn 40 ngân hàng. VNLIFE cũng là đơn vị vận hành VNPAY-QR, mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt với 22 triệu người sử dụng và hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán…Cách vài ngày, VinaCapital Ventures (V2) - thành viên của Tập đoàn VinaCapital cũng công bố đầu tư vào GlobalCare, một công ty công nghệ bảo hiểm cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ cho việc bán hàng và quản lý bán hàng của các đại lý và đối tác kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
GlobalCare được bà Đinh Thị Ngọc Niềm và đồng sáng lập Hàng Minh Lợi thành lập vào năm 2017. Nền tảng công nghệ GlobalCare kết nối 3.000 nhà phân phối, điểm giao dịch trực tuyến và các nền tảng chia sẻ dịch vụ hàng đầu khác, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Đồng thời, cung cấp một giải pháp công nghệ hoàn chỉnh cho hơn 10 kênh phân phối lớn và 200.000 đại lý bảo hiểm. Dù không tiết lộ cụ thể, song với những đóng góp của GlobalCare trong ngành bảo hiểm và lịch sử đầu tư của V2, chắc chắc trị giá giao dịch cũng lên tới hàng triệu USD. Ngoài 2 thương vụ lớn được công bố gần đây, trong năm 2021, lĩnh vực đầu tư mạo hiểm chứng kiến hàng loạt Startup Việt gọi vốn thành công với số tiền lên đến hàng triệu USD, bất chấp diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch COVID-19. Trong tháng 8/2021, Startup giao hàng Loship công bố hoàn thành vòng gọi vốn Pre-Series C trị giá 12 triệu USD. Vòng gọi vốn này được dẫn dắt bởi BAce Capital (quỹ đầu tư mạo hiểm do Ant Group hậu thuẫn) và Sun Hung Kai & Co. Limited (Tập đoàn bất động sản Hong Kong). Trước đó, vào tháng 2/2021, Loship cũng nhận khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn, thông qua Quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings. Loship là ứng dụng thuộc Công ty cổ phần Lozi Việt Nam, do ông Nguyễn Hoàng Trung là đại diện pháp luật. Với tham vọng trở thành công ty thương mại điện tử giao hàng trong 1 giờ hàng đầu tại Việt Nam, nguồn vốn mới huy động được Loship sử dụng để tăng cường sự hiện diện và hoạt động tại các thị trường chính. Đồng thời, chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng đến nhiều tỉnh thành khác, đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng hệ thống đối tác và thúc đẩy tăng trưởng mảng dịch vụ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Một Startup ứng dụng công nghệ blockchain vào game - Sky Mavis giữa tháng 5/2021 đã công bố huy động được 7,5 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A, được dẫn dắt bởi Libertus Capital, một quỹ đầu tư mạo hiểm Anh. Sky Mavis được thành lập năm 2018 bởi Nguyễn Thành Trung cùng 2 nhà đồng sáng lập khác là Aleksander Leonard Larsen và Jeffrey Zirlin. Sky Mavis cũng sở hữu game Axie Infinity, hiện đang “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn game quốc tế và nhận được đánh giá cao của nhiều nhà đầu tư “cá mập”. Trường hợp Dat Bike - một Startup Việt với tham vọng trở thành hãng xe máy điện hàng đầu Đông Nam Á huy động được 2,6 triệu USD trong vòng pre-Series A, do Jungle Ventures đứng đầu thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua. Hay dự án Got It – một nền tảng công nghệ giải quyết bài toán về giáo dục trực tuyến trong mùa dịch, cũng gọi vốn thành công với hơn 25 triệu USD… * Kỳ vọng phát triển mạnh mẽ sau COVID-19 Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, cùng với xu hướng bùng nổ mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tại Việt Nam, nhiều Startup công nghệ với các giải pháp sáng tạo theo đó cũng ra đời đã gây sự chú ý của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới.Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho biết, khi nhìn thấy xu hướng phát triển của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, Tập đoàn đã thành lập VinaCapital Ventures (V2) - quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về các Startup công nghệ vào năm 2018. VinaCapital mong muốn tận dụng kinh nghiệm, nền tảng tài chính và mạng lưới đối tác của mình để hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp triển vọng nhất đạt đến thành công.
Dù mới ra mắt được 3 năm nhưng V2 đã tiến hành hợp tác với Mirae Asset - Naver Growth Fund và đầu tư vào 11 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, bao gồm AnVui, GoStream, Homebase, URBox và Validus. Ngoài ra, VinaCapital Ventures còn đầu tư vào Zone Startup, một trong những đơn vị tăng tốc khởi nghiệp hàng đầu trong trong việc hỗ trợ phát triển các Startup tại Việt Nam… Theo ông Hoàng Đức Trung, Giám đốc điều hành VinaCapital Ventures, mỗi năm V2 đánh giá hàng trăm cơ hội đầu tư tiềm năng hoặc thông qua các đối tác như Zone Startups – đơn vị đã đầu tư vào Fundiin hay hợp tác cùng các đơn vị khác. “Ngay cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19, chúng tôi vẫn luôn bận rộn với việc tìm kiếm, đánh giá các công ty khởi nghiệp tiềm năng và hoàn tất các các hợp đồng đầu tư. Với mạng lưới đối tác rộng lớn và kiến thức chuyên môn, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ điều chỉnh chiến lược khi cần thiết và vượt qua giai đoạn khó khăn này. VinaCapital Ventures tin vào triển vọng đầy lạc quan của các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam và nhận thấy còn rất nhiều khoản đầu tư tiềm năng trong những năm tới”, ông Hoàng Đức Trung cho biết. Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cũng nhận định, các công ty khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ sau thời kỳ COVID-19 ở Việt Nam. HSBC sẽ tiếp tục kết nối nhà đầu tư nước ngoài với các công ty công nghệ giàu tiềm năng của Việt Nam, bất kể họ đang ở vòng gọi vốn nào, nhằm tạo ra ngày càng nhiều “kỳ lân” mới cho Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược hỗ trợ đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp lẫn gián tiếp của HSBC. Theo HSBC, trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với nền dân số trí thức trẻ, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ. Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp công bố tháng 6/2021 nhận định, năm 2021, mặc dù thị trường đầu tư công nghệ Việt Nam có sự chững lại do tác động của COVID-19, nhưng các nhà sáng lập tại Việt Nam đã tận dụng mọi nguồn lực có thể để trụ vững và tiếp tục phát triển. Khủng hoảng luôn là chất xúc tác mạnh mẽ để các mô hình kinh doanh đột phá xuất hiện. “Với những nỗ lực từ phía Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các Startup Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá khi hoạt động đầu tư dần phục hồi”, báo cáo cũng nhận định. Mới đây, Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures của Singapore cũng có một số nhận định đáng lưu ý về triển vọng thị trường khởi nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Theo Golden Gate Ventures, cuối thập kỷ này sẽ có thêm nhiều công ty Startup ở Đông Nam Á xuất hiện, với số lượng các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hàng năm trong khu vực này dự kiến sẽ vượt qua con số 300 vào năm 2030. Trong số đó, Việt Nam được đánh giá là “ngôi sao đang lên” của khu vực và sẽ nổi lên trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba ở Đông Nam Á vào năm 2022, với thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực cam kết rót vốn đầu tư giai đoạn đầu vào các công ty khởi nghiệp tại đây./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Startup công nghệ SenseTime dự kiến thu khoảng 2 tỷ USD thông qua IPO
08:09' - 29/08/2021
Trong hồ sơ không đề cập đến quy mô huy động vốn, nhưng hãng tin Reuters đưa tin SenseTime muốn thu hút lên đến 2 tỷ USD thông qua thương vụ IPO này.
-
Phân tích doanh nghiệp
Xiaomi mua lại startup công nghệ lái xe tự động, nuôi tham vọng xe điện của mình
09:41' - 27/08/2021
Xiaomi đang dự kiến sẽ mua lại công ty startup trong mảng công nghệ lái xe tự động Deepmotion ở mức giá 77.4 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.