Bật mí lý do khiến thời gian thông quan kéo dài
Hơn 300 văn bản kiểm tra chuyên ngành thuộc 10 cơ quan chức năng đang được áp dụ
ng, chính là nguyên nhân kéo dài thời gian thông quan hàng hoá Việt Nam. Đây là khẳng định của ông Bùi Thái Quang, Phó trưởng Ban quản lý rủi ro, Tổng cục hải quan, tại Diễn đàn đối thoại giữa Tổng cục hải quan với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/12.
Theo ông Bùi Thái Quang, nếu nhận định nguyên nhân thông quan chậm là do hải quan là không hoàn toàn đúng, vì thời gian thông quan gồm 4 giai đoạn thì thời gian hoàn tất thủ tục thông quan chỉ chiếm khoảng 1/3, còn lại 2/3 thời gian là do doanh nghiệp phải hoàn tất quy trình kiểm tra chuyên ngành do các cơ quan chức năng khác quản lý.Tuy nhiên, việc làm thủ tục thông quan đang quá tải tại các chi cục hải quan là thực tế phải thừa nhận, đơn cử ước tính trong năm 2015 có khoảng 8 triệu tờ khai hải quan, cao hơn gần 1 triệu tờ khai so với năm 2014; đồng thời tình trạng tờ khai ảo vẫn chưa được khống chế. Trong khi đó, lực lượng hải quan chỉ khoảng 11.000 người và không được bổ sung nhân lực từ năm 2010 đến nay nên dẫn đến tình trạng quá tải.
Các chuyên gia, cho rằng: Hiện nay, các phần mềm hải quan điện tử chưa hoàn thiện nên doanh nghiệp kê khai và làm thủ tục hải quan liên tục bị lỗi, gây tốn kém thời gian, chi phí... Bên cạnh đó, thủ tục kiểm tra phức tạp và không đồng nhất giữa các chi cục hải quan thuộc những tỉnh, thành phố khác nhau là vấn đề tồn tại đã lâu nhưng việc giải quyết chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.Song song đó, cải tiến thủ tục thông quan mà không được thiết lập đồng bộ với các cơ quan chuyên ngành để giảm phiền hà cho doanh nghiệp thì vẫn là cải cách trên giấy. Từ đó dẫn đến tình trạng những tiêu chí để doanh nghiệp được xếp vào diện ưu tiên hay không ưu tiên cũng chưa rõ ràng; phân loại và xếp loại doanh nghiệp ưu tiên thông quan chưa đảm bảo khách quan.
Ông Nguyễn Quang Bính, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần sữa Việt Nam nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, thủ tục hải quan có cải tiến và sự cầu thị rất lớn của cơ quan quản lý, đặc biệt là ngành hải quan, nhưng cho đến nay tính đồng bộ trong thủ tục hải quan chưa được cao, đặc biệt là kiểm tra chuyên ngành cực kỳ phức tạp. Đơn cử, có những mặt hàng do 2 hoặc 3 cơ quan kiểm tra, giám sát; đặc biệt hiện nay chưa có quy định công nhận chứng nhận với những sản phẩm nhập khẩu từ những nước tiên tiến đã có chứng nhận kiểm định chuyên ngành. Tương tự, phản ánh từ nhiều doanh nghiệp cho thấy, kiểm tra chuyên ngành là một trong những bức xúc lớn nhất mà doanh nghiệp vấp phải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu... Việc kiểm tra chuyên ngành không những gây lãng phí chi phí xã hội mà còn khiến doanh nghiệp mất cơ hội giao thương, đối tác và đơn hàng. Ông Nguyễn Công Bình, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan cho biết: Về những vấn đề bất cập trong kiểm tra chuyên ngành, Tổng cục hải quan đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan giảm số mặt hàng cần bị kiểm tra chuyên ngành.Theo đó, chỉ có những mặt hàng liên quan đến an toàn an ninh thì mới kiểm tra. Còn những mặt hàng khác thì chuyển sang quản lý rủi ro hoặc đẩy về kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp. Riêng về phía cơ quan hải quan bắt đầu từ năm 2016, sẽ tăng cường quản lý theo hình thức rủi ro thay vì phương thức quản lý theo từng lô hàng, kiểm tra tất cả tờ khai như trước đây.
Liên quan đến vấn đề mới chỉ có 48 doanh nghiệp được xếp vào diện doanh nghiệp ưu tiên đối với kiểm tra chuyên ngành, chiếm tỷ lệ quá ít trong số 150.000 doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu. Bà Nguyễn Thị An Giang, Trưởng phòng quản lý tuân thủ, Ban quản lý rủi ro, Tổng cục hải quan cho rằng: Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp thiếu minh bạch trong việc cập nhật, cung cấp và chia sẽ thông tin với cơ quan chức năng. Để được xếp vào danh mục ưu tiên, trước hết doanh nghiệp phải tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, tăng cường kiểm soát nội bộ và không được tạo vết đen trong hồ sơ khai báo hải quan. Bà Nguyễn Thị An Giang, nhấn manh: Trong năm 2016, Tổng cục hải quan dự kiến tăng số lượng doanh nghiệp xếp trong danh mục ưu tiên lên 150 doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, về phía cơ quan hải quan sẽ triển khai chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật và nâng cao năng lực tự nguyện thực hiện pháp luật hải quan. Cơ quan hải quan sẽ hướng dẫn, tư vấn và tạo mội điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia./.Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.