Bầu cử ĐBQH khóa XIV: Vai trò quan trọng của đại biểu dân cử
Công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã và đang được triển khai khẩn trương ở Trung ương và các địa phương.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền đều nhấn mạnh tới vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của đại biểu trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp.
Tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Nhấn mạnh tới vị trí và tầm quan trọng của đại biểu Quốc hội, là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi ví von Quốc hội của chúng ta như “đầu dây thần kinh” kết nối các lợi ích trong xã hội, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội đối với cử tri và nhân dân có thể được coi như một sự gắn bó "máu thịt", một sợi dây liên kết bền chặt, gắn kết, lợi ích của cử tri và các nhóm dân cư trong xã hội vì thế sẽ được đại biểu Quốc hội thể hiện vào các quyết sách của Quốc hội.
Thông qua Quốc hội, những quyết sách hệ trọng của đất nước đáp ứng được nguyện vọng và mong mỏi của đa số nhân dân.
Các mặt hoạt động này thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri, đó là ghi nhận và phản ảnh ý kiến, nguyện vọng của cử tri vào quá trình xây dựng pháp luật; chủ trương quyết sách lớn của nhà nước; đôn đốc giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách pháp luật…
Do vậy, Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới và sáng tạo hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, phục vụ hiệu quả nhất hoạt động của Quốc hội, góp phần làm cho Quốc hội ngày càng thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quan điểm của ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc hội phải là những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội. Nếu đại biểu Quốc hội đáp ứng được yêu cầu cả về tính đại diện, cả về cơ cấu và chất lượng thì sẽ quy nạp được sức mạnh nhân dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, dám nói, dám có ý kiến để giải quyết những vấn đề cuộc sống đang đặt ra.
Để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, theo ông Bùi Sỹ Lợi cần tập trung thực hiện có hiệu quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp mà trọng tâm là lựa chọn đúng cơ cấu, chất lượng các ứng cử viên trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định và quy trình bầu cử theo luật định.
Nhấn mạnh đại biểu Quốc hội đều phải là những chủ thể gần dân, sát dân, gắn bó mật thiết nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, ngày càng đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri và người dân, do đó, ông Lợi cho rằng lựa chọn người để giới thiệu ứng cử là quan trọng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn và phải là người thực sự yêu thích hoạt động Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải thực sự là một nghề, xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường và đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế; phấn đấu cho mục tiêu ấm no, hạnh phúc và phát triển toàn diện của nhân dân, đòi hỏi phải tăng số lượng đại biểu chuyên trách là một yêu cầu cấp bách để bảo đảm Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, việc này cần phải có lộ trình từng bước để bảo đảm cả cơ cấu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các thành phần trong xã hội vừa bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu nhân dân.
Ông Lợi đánh giá việc tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu để hoạt động của Quốc hội ngày càng đạt hiệu quả cao, một trong những yếu tố thiết yếu cần phát huy, đó là tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với cử tri, nhân dân, bởi mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân là điều kiện cơ bản bảo đảm Quốc hội là cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để Quốc hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Ông hy vọng rằng, những nhân tố mới trong đời sống chính trị đang xuất hiện sẽ mang lại những sự đổi thay hữu ích cho đất nước và người cầm lá phiếu đi bầu cử sẽ tin tưởng vào những người xứng đáng được bầu và xứng đáng với sự trông cậy của cử tri.
Bản lĩnh của đại biểu là vấn đề quan trọng
Đại biểu Bùi Văn Xuyền đánh giá chất lượng của đại biểu là quan trọng nhất, vì Quốc hội và HĐND là hai cơ quan đại diện cho các tầng lớp nhân dân, mặc dù vẫn cần có người cơ cấu đại diện cho các giai tầng, nhưng vẫn phải lấy tiêu chuẩn chất lượng của đại biểu lên hàng đầu.
Trên cơ sở đó mới chọn cơ cấu đại biểu, chứ không thể vì cơ cấu đại biểu mà hạ thấp chất lượng của đại biểu. Khẳng định đại biểu Quốc hội và HĐND phải là người có năng lực, trình độ, hiểu biết, có kinh nghiệm, ông Xuyền cho rằng để chọn được những đại biểu thực sự là người đại biểu của dân, khi hiệp thương giới thiệu người ứng cử phải chọn được người có năng lực, phải có học vấn, kinh nghiệm công tác.
Nếu trẻ tuổi cần phải là người có năng lực suất sắc trong lĩnh vực công tác hay học tập. Từ đó, để có thể đưa ra các ứng cử viên đáp ứng yêu cầu, tiêu chí và có chất lượng.
Ông Xuyền đánh giá đối với mỗi người đại biểu của nhân dân trong giai đoạn hiện nay, ngoài chất lượng, năng lực, trình độ, cần phải có phẩm chất về chính trị, đạo đức lối sống, "hiện nay cơ quan dân cử là cơ quan đại diện cho nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân cho nên người đại biểu phải thực sự là người đại diện cho phẩm chất chính trị trung thành với Tổ quốc, với nhân dân"- đại biểu nói.
Đồng thời, đại biểu phải có tư cách đạo đức tốt, phải gương mẫu thì dân mới tin tưởng, mới tín nhiệm; phải có bản lĩnh chính trị dám nói, dám làm.
Nhìn nhận bản lĩnh của đại biểu là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay, ông Xuyền lập luận khi đại biểu có trình độ, năng lực nhưng không có bản lĩnh để nói ra hay ngại nói, ngại va chạm thì không ổn, đại biểu cho dân phải nói được, phải diễn đạt được, trình bày được, lập luận được để thuyết phục được mọi người và không ngại va chạm.
Bên cạnh đó, làm đại biểu của nhân dân phải có tầm hiểu biết về chính sách pháp luật để khi gặp phải bất cứ công việc gì trong giám sát hay trong xây dựng pháp luật có thể đưa ra chính kiến để bảo vệ ý kiến của mình trong xây dựng luật, bảo vệ được quyền con người, quyền công dân./.
Xem thêm: Bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021: Những điều cần biết về Quốc hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021: Những điều cần biết về Quốc hội
12:36' - 11/03/2016
Một số nội dung cơ bản về vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 2 khóa XII: Giới thiệu nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước
11:16' - 10/03/2016
Sáng 10/3, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.