Bầu cử Mỹ 2016: Căng thẳng tới phút chót, bà Hilary Clinton được cử tri đánh giá tích cực
Tối 19/10 (sáng 20/10 theo giờ Việt Nam), hai đối thủ trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng năm 2016 là ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và đảng Cộng hòa Donald Trump đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp thứ ba và cũng là cuối cùng trong chiến dịch vận động tranh cử quyết liệt kéo dài nhiều tháng qua.
Cuộc tranh luận diễn ra tại hội trường Đại học Nevada ở thành phố Las Vegas , tiểu bang Nevada, và được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc.
Tương tự cuộc tranh luận thứ 2 cách đây 10 ngày, không khí căng thẳng có thể cảm nhận được ngay từ phút mở màn cuộc "so găng" cuối cùng khi hai ứng cử viên bỏ qua màn bắt tay khi vào khán đài.
Câu hỏi đầu tiên người dẫn chương trình đặt ra với hai ứng cử viên là về việc diễn giải Hiến pháp Mỹ. Bà Clinton ủng hộ một Tòa án Tối cao "đứng về phía người dân Mỹ" chứ không phải "các tập đoàn hùng mạnh hay giới nhà giàu".
Bà cho rằng tòa án này không nên đảo ngược các quyết định về quyền nạo phá thai và hôn nhân đồng tính mà cần có biện pháp ngăn chặn việc đồng tiền ảnh hưởng đến chính trị. Cựu Ngoại trưởng Mỹ tái nhấn mạnh sự ủng hộ kiểm soát súng đạn hợp lý, song khẳng định bà không muốn tước súng của bất kỳ ai.
Trong khi đó, tỷ phú Trump lại cam kết sẽ chỉ định các thẩm phán tại Toà án Tối cao, những người có xu hướng bảo thủ và sẽ ủng hộ và bảo vệ Tu chính án thứ 2 về quyền sở hữu súng của người dân, đồng thời công bố danh sách 20 ứng cử viên thẩm phán tiềm năng. Ông cũng cho rằng Hiến pháp nên được diễn giải "theo cách những người sáng lập mong muốn".
Về vấn đề nhập cư, ông Trump nhấn mạnh chính sách nhập cư cứng rắn của mình là một biện pháp để trục xuất "những thành phần xấu" khỏi nước Mỹ, đồng thời tái khẳng định kế hoạch xây bức tường dọc biên giới giữa Mexico - Mỹ.
Ông cũng tuyên bố sẽ trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp nếu đắc cử, nhấn mạnh rằng hàng triệu người nhập cư cũng đã bị trục xuất dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Đáp lại, bà Clinton chỉ trích ý định trên của ông Trump, cho rằng ý tưởng đó là "một cơn ác mộng" và "sẽ khiến nước Mỹ bị chia tách".
Bà cũng cáo buộc việc ông Trump "khai thác" nguồn lao động nhập cư một cách bất hợp pháp với giá rẻ mạt để xây dựng tòa Tháp Trump ở New York.
Hai ứng cử viên cũng có những màn "đấu khẩu nảy lửa" về cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, vấn đề kinh tế, nợ công.... Liên quan đến vấn đề kinh tế, bà Clinton cho biết sẽ khiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng bằng việc tập trung hỗ trợ tầng lớp trung lưu và xây dựng chương trình tạo việc làm lớn nhất kể từ Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Bà hướng đến việc tạo thêm việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch, đồng thời cam kết sẽ tăng mức lương tối thiểu và đảm bảo sự bình đẳng trong chế độ tiền lương.
Bà nhấn mạnh ưu tiên giảm gánh nặng nợ công, tăng thuế đối với người thu nhập cao trong khi đầu tư vào các chương trình mang lại lợi ích cho tầng lớp trung lưu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Trong khi đó, ông Trump lại lên kế hoạch thúc đẩy kinh tế bằng việc buộc các đồng minh giàu có của Mỹ trả các khoản viện trợ quân sự và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại. Ông cũng đề xuất việc cắt giảm thuế "ồ ạt" đối với các doanh nghiệp để làm "động lực" phát triển kinh tế.
Màn công kích cá nhân giữa hai ứng cử viên vẫn tiếp tục diễn ra trong cuộc tranh luận cuối cùng này khi vụ bê bối của ông Trump liên quan đến phụ nữ tiếp tục bị lôi ra chất vấn. "Ông trùm" bất động sản khẳng định "những câu chuyện đó phần lớn bị thêu dệt".
Ông cũng hướng sang vấn đề sử dụng thư điện tử của bà Clinton, cáo buộc cựu Ngoại trưởng Mỹ thiếu trung thực. Đáp lại, bà Clinton cáo buộc ông Trump "phủ nhận trách nhiệm và không bao giờ hối lỗi".
Không khí căng thẳng vẫn tiếp tục kể cả khi cuộc tranh luận kết thúc khi hai ứng cử viên rời khỏi sân khấu mà không bắt tay nhau. Theo kết quả thăm dò dư luận nhanh của CNN/ORC sau cuộc tranh luận, bà Clinton được đánh giá vượt trội hơn đối thủ với cách biệt 52%-39%.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng cuộc tranh luận cuối cùng này là cơ hội cuối cùng để ông Trump “ghi điểm” với các cử tri sau khi bị áp đảo trong 2 cuộc tranh luận trước đó.
Hầu hết các cuộc thăm dò mới nhất công bố trước thềm buổi tranh luận tại Las Vegas đều cho thấy bà Clinton tiếp tục dẫn điểm ông Trump với khoảng cách từ 1 - 11%.
Chỉ duy nhất cuộc thăm dò của tờ "The Los Angeles Times" cho thấy ông Trump đang dẫn trước bà Clinton 2%. Ngoài ra, kết quả thăm dò cũng cho thấy cựu Ngoại trưởng Mỹ đang có tới 256 phiếu đại cử tri và chỉ thiếu 14 phiếu nữa để giành chiến thắng./.
Xem thêm về bầu cử tổng thổng mỹ Tại đây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Hai ứng cử viên bước vào cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng
08:57' - 20/10/2016
Khác với sự căng thẳng trong cuộc tranh luận thứ 2, hai ứng cử viên đã bắt tay nhau trước khi “thượng đài”.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Bà Clinton chiếm ưu thế ở các bang còn do dự
08:11' - 19/10/2016
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang chiếm ưu thế lớn và có thể dễ dàng giành được hơn 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Một số nhà tài trợ cho đảng Cộng hòa kêu gọi chấm dứt ủng hộ ông Trump
18:16' - 14/10/2016
Một số nhà tài trợ tài chính hàng đầu cho đảng Cộng hòa ở Mỹ ngày 13/10 đã kêu gọi Ủy ban toàn quốc của đảng này (RNC) chấm dứt ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: WikiLeaks tiếp tục công bố thêm 2.000 thư điện tử liên quan bà H.Clinton
12:14' - 14/10/2016
Trang thông tin WikiLeaks đã tiết lộ thêm gần 2.000 thư điện tử nội bộ thuộc ban vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, nâng số e-mail bị rò rỉ lên 9.000 thư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này