Bầu cử Mỹ 2020: Chi tiêu kỷ lục cho chiến dịch tranh cử
Trung tâm Phản ứng chính trị (CPR- một nhóm nghiên cứu phi đảng phái chuyên theo dõi chi tiêu cho chính trị ở Mỹ) cho biết các khoản chi tiêu "khủng" cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm nay tăng gần gấp đôi so với cuộc tổng tuyển cử năm 2016, và hơn gấp ba cuộc bầu cử năm 2000.
Con số kỷ lục trên được cho là thể hiện các đảng ngày càng sẵn sàng chi lớn cho các cuộc chạy đua để chống lại đối thủ một cách cảm tính, dù cơ hội chiến thắng rất ít.
Theo CPR, các thành viên đảng Dân chủ đã mất một số tiền đặt cược lớn trong năm nay. Thượng nghị sĩ Cộng hòa của bang Nam Carolina Lindsey Graham đã dễ dàng đánh bại đối thủ Jaime Harrison, người đã chi một khoản tiền kỷ lục 108 triệu USD quyên góp được từ những người theo đảng Dân chủ trên cả nước.
Tuy nhiên, xét một cách công bằng, trong số tài trợ cho ông Graham có một số tỷ phú, và phần lớn quỹ của ông cũng đến từ ngoài bang Nam Carolina.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy McGrath bang Kentucky cũng chịu một "cú giáng" khi thua thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, người giữ ghế thượng nghị sĩ từ năm 1985 mà phe Dân chủ rất muốn lật đổ.
Chiến dịch của bà McGrath tiêu tốn 88 triệu USD, mức chi tiêu tốn kém thứ hai cho cuộc chạy đua vào Thượng viện trong lịch sử nước Mỹ.
Trong khi đó, phe Cộng hòa cũng mất một số khoản đầu tư không nhỏ: các nhà tài trợ trên cả nước đã quyên góp khoảng 10 triệu USD để ngăn cản ứng cử viên Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez của bang New York, nhưng bất thành.
Theo các chuyên gia về tài trợ cho tranh cử, thiệt hại lớn nêu trên cho thấy tiền không phải là nhân tố duy nhất để chiến thắng trong các cuộc bầu cử, và không thể thay đổi bức tranh chính trị chỉ trong 1 đêm.
Michael Bloomberg, một trong những người giàu nhất thế giới, đã rút ra bài học trong đảng Dân chủ, rằng chỉ tiền thì không thể mua cho ông một chỗ trong văn phòng.
Cựu Thị trưởng New York này đã chi 550 triệu USD cho quảng cáo - một con số kỷ lục đối với một cuộc tranh cử - nhưng chỉ thu hút được rất ít cử tri.
Gây quỹ là chìa khóa cho việc quảng cáo các chiến dịch tranh cử và để tên tuổi của ứng cử viên được biết đến nhiều hơn, nhưng không giúp đảo ngược được tình cảm chính trị vốn rất khó thay đổi.
Theo ông Michael Malbin, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bang New York, tình trạng phân cực mạnh trong những năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền đóng vai trò lớn trong việc khuyến khích quyên góp.
Theo đó, không ngạc nhiên khi những khoản tài trợ tranh cử lớn nhất đã tập trung cho các ứng cử viên như McConnell, Graham và Ocasio-Cortez, các chính khách có khả năng thu hút cử tri.
Việc quyên góp quỹ dễ dàng trên mạng cũng đã làm thay đổi cuộc chơi kể từ khi phe Dân chủ triển khai nền tảng ActBlue vào năm 2004 cho mục đích này.
Các nhà phân tích khẳng định chi tiêu cho tranh cử sẽ không sớm giảm bớt ở một đất nước đặt ra rất ít giới hạn cho việc tài trợ cho các cuộc bầu cử.
Và nếu tình trạng phân cực vẫn tiếp diễn ở Mỹ, tiền chi cho vận động tranh cử có thể càng nhiều./.
- Từ khóa :
- chiến dịch tranh cử ở Mỹ
- Mỹ
- bầu cử mỹ
- bầu cử mỹ 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ "khủng hoảng kép" hậu bầu cử Mỹ
13:07' - 06/11/2020
Cuộc bầu cử tổng thống thống Mỹ năm 2020 vẫn rất kịch tính bởi 2 ngày sau cuộc bầu cử chính thức 3/11, người dân Mỹ vẫn không biết ai là nhà lãnh đạo đất nước trong 4 năm tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử tổng thống Mỹ gây bất ổn kinh tế Canada
15:33' - 05/11/2020
Lãnh đạo các doanh nghiệp Canada và các chuyên gia phân tích cho rằng những diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ đang gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị đối với Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Kết quả bầu cử Mỹ 2020 có thể công bố sớm nhất lúc nào?
15:16' - 05/11/2020
Không chỉ ở nước Mỹ, cuộc bầu cử Mỹ 2020 đang là tâm điểm chú ý trên cả thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch nghiêm trọng nhất
20:25'
Thượng Hải, thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, vừa qua đã trở thành tâm điểm của làn sóng dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm
18:00'
Việc mua sắm thực phẩm thiết yếu giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ đối với hàng triệu người dân sinh sống tại các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
17:44'
Ngày 17/5, Chính phủ Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng xuất khẩu lúa mỳ sau khi ra lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không muốn chiến tranh thương mại với EU
17:43'
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bên nào.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thí điểm mở cửa du lịch trong tháng 5
16:41'
Chính phủ Nhật Bản ngày 17/5 cho biết trong tháng 5 sẽ thí điểm mở cửa du lịch theo hình thức các gói du lịch hạn chế, bước đi mang tính thu thập thông tin trước khi mở cửa trở lại ngành du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không xem xét phương án xây thêm nhà máy hạt nhân
16:05'
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định nước này không xem xét việc xây thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nào.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch hạ nhiệt "cơn sốt" nhà đất
13:42'
Nhà Trắng cho biết Kế hoạch Hành động cung cấp nhà ở nhằm mục đích "ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở của Mỹ trong 5 năm".
-
Kinh tế Thế giới
Pháp có nữ Thủ tướng mới
08:47'
Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đứng trước nhu cầu cấp thiết về kim loại thô
05:30'
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, châu Âu đã đặt ra những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, tuy nhiên, để chuyển sang năng lượng xanh, châu lục này sẽ cần rất nhiều nguyên liệu thô.