Bầu cử Mỹ 2020: Hai ứng cử viên chạy nước rút tại bang chiến địa Florida
Trong bối cảnh ngày bầu cử Tổng thống tại Mỹ đang đến gần (ngày 3/11), Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, và ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ đang nỗ lực cạnh tranh tại bang chiến địa Florida.
Trong các cuộc vận động tranh cử ngày 29/10 tại bang này, hai ứng cử viên đã thể hiện cách tiếp cận trái ngược trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hàng nghìn người, trong đó nhiều người không đeo khẩu trang, đã tập trung tham gia cuộc vận động tranh cử tại Tampa của ông Trump.
Phát biểu trước những người ủng hộ, ông Trump khẳng định tin tưởng chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời chỉ trích các biện pháp phòng dịch mà ông Biden đề xuất.
Vài giờ sau đó, ông Biden cũng đến Tampa để vận động tranh cử theo hình thức ngồi trong xe (drive-in), theo đó người tham dự ở trong ô tô hoặc ở gần ô tô của mình nhằm đảm bảo khoảng cách, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch. Đây là sự kiện thứ hai trong ngày của ông Biden tại Florida.
Tại sự kiện này, người ủng hộ đều đeo khẩu trang theo quy định của chiến dịch.
Trong bài phát biểu của mình, ông Biden chỉ trích Tổng thống Trump xem nhẹ mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19 khi tổ chức các sự kiện "siêu lây nhiễm", đồng thời phản đối tuyên bố của ông Trump khẳng định nước Mỹ đã vượt qua những ngày đại dịch tồi tệ nhất, bất chấp số ca nhiễm không ngừng tăng.
Bên cạnh đó, ông Biden tuyên bố nếu đắc cử ông sẽ bảo vệ người Venezuela ở Mỹ tránh khỏi nguy cơ bị trục xuất, đồng thời điều chỉnh chính sách đối ngoại với Cuba.
Ông Biden cũng đề cao mối quan hệ với Hàn Quốc, cam kết tăng cường liên minh với quốc gia Đông Bắc Á này hơn là gây sức ép với Seoul với lời đe dọa rút quân như Tổng thống Trump.
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos công bố ngày 28/10 cho thấy cuộc đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên, trong đó 49% số người được hỏi ủng hộ cựu Phó Tổng thống Biden, trong khi 46% cho biết sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
Với 29 phiếu đại cử tri, bang Florida là bang nắm vai trò quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, chiến thắng của ông Trump tại bang này có ý nghĩa sống còn đối với việc ông bất ngờ giành chiến thắng.
Sau khi điều trị khỏi bệnh COVID-19, Tổng thống Trump đã tiến hành lịch trình vận động tranh cử dày đặc với 3 sự kiện mỗi ngày ở các bang khác nhau, trong khi ông Biden tiến hành với quy mô hẹp hơn tại những mục tiêu trọng điểm với 2 ngày trong tuần này vận động ở bang Delaware.
Ông Trump có kế hoạch trở lại khu vực Trung Tây vào ngày 29/10 để vận động tranh cử tại Michigan, Wisconsin và Minnesota.
Ông cũng lên lịch trình tới 10 bang trong những ngày cuối cùng của chiến dịch và tổ chức 11 cuộc mít tinh trong 48 giờ cuối cùng trước ngày bầu cử 3/11.
Florida là bang tập trung đông cộng đồng người Latinh, trong đó người Mỹ gốc Cuba tại miền Nam bang này thường bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, trong khi một số cộng đồng người Puerto Rico mới tại miền Trung của bang có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những điều đặc biệt trong mùa bầu cử Mỹ 2020
09:49' - 30/10/2020
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức sẽ diễn ra, ngày 3/11/2020. Đến thời điểm này, có thể khẳng định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất khác so với mọi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Hai ứng cử viên tiếp tục vận động cử tri tại bang chiến địa quan trọng
07:51' - 30/10/2020
Ngày 29/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên Joe Biden đều tổ chức các sự kiện tại bang chiến địa quan trọng Florida trong cuộc đua Tổng thống Mỹ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua "tốn kém" nhất lịch sử
17:04' - 29/10/2020
14 tỷ USD là tổng chi phí ước tính cho các chiến dịch tranh cử tổng thống, Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong mùa bầu cử năm nay. Con số này cao gấp đôi chi phí cho cuộc tổng tuyển cử cách đây 4 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Báo Pháp nhận định cuộc chiến thực sự tại các bang "chiến địa"
15:26' - 28/10/2020
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối, song theo một số nhà quan sát, thực chất cuộc đua giờ chỉ gói gọn trong một số bang chủ chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Nga thông qua hai dự luật kinh tế
21:41' - 06/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định sẽ tiếp tục điều hành đất nước
20:32' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định sẽ không từ chức trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng khi hàng loạt quan chức trong chính phủ nước này quyết định rời nhiệm sở.
-
Kinh tế Thế giới
Đức thông qua kế hoạch về cứu trợ năng lượng
19:24' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Nội các Đức đã thông qua kế hoạch nhằm khẩn trương hỗ trợ các công ty năng lượng gặp khó khăn trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung và giá khí đốt tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề phòng khả năng ngừng hoàn toàn nguồn khí đốt từ Nga
17:48' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần lên kế hoạch khẩn cấp để chuẩn bị cho tình huống cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ được dự báo suy thoái nhẹ nhưng kéo dài
13:24' - 06/07/2022
Các chuyên gia kinh tế nhận định kỳ suy thoái kinh tế kế tiếp tại Mỹ nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, có thể ở mức vừa phải, nhưng thời gian cũng có thể kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh đối mặt với phiên điều trần khó khăn trước quốc hội
13:20' - 06/07/2022
Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể sẽ vấp phải nhiều ý kiến đối đầu hơn trong cuộc điều trần trước quốc hội nước này ngày 6/7, sau khi 2 bộ trưởng cấp cao trong chính phủ của ông từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ukraine suy giảm ít nhất 35% trong năm nay
12:20' - 06/07/2022
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 5/7 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine sẽ giảm ít nhất 35% trong năm nay do xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại song phương Ấn - Nga tăng gần gấp đôi
12:18' - 06/07/2022
Trong giai đoạn tháng 1-4/2022, kim ngạch thương mại song phương Nga-Ấn Độ đạt 6,4 tỷ USD, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc củng cố năng lực ứng phó khủng hoảng đa tầng
11:36' - 06/07/2022
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Lee Chang-yang cho biết Hàn Quốc đang đương đầu với khủng hoảng đa tầng, khi lạm phát cao và giá năng lượng tăng mạnh gây ra cú sốc với nền kinh tế.