Bầu cử Mỹ 2020: Báo Pháp nhận định cuộc chiến thực sự tại các bang "chiến địa"
Tờ Le Figaro của Pháp nhận định trong chặng cuối của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, hai đối thủ Donald Trump và Joe Biden vẫn tiếp tục bám đuổi nhau, nhưng sự thắng - bại dường như sẽ chỉ được phân định ở một số bang.
Các cuộc thăm dò cử tri trong những ngày "áp chót" này vẫn cho kết quả ứng cử viên đảng Dân chủ Biden đang tạm dẫn trước Tổng thống đương nhiệm Trump với cách biệt lên tới 10% trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, không khác so với kỳ bầu cử tổng thống năm 2016, các kết quả thăm dò lần này cho thấy chiến trường phân định thắng - thua vẫn chỉ tập trung ở một vài bang chủ chốt.
Theo tờ Le Figaro, ở ít nhất 3 bang chủ chốt như Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, Tổng thống Trump đang thu hẹp khoảng cách và cựu Phó Tổng thống Joe Biden chỉ còn vượt lên với 3%. Đây cũng là 3 bang mà ông Trump đã giành chiến thắng cách đây 4 năm. Trong khi đó, ứng viên Dân chủ cũng đang mất dần ưu thế ở 3 bang miền Nam là Florida, Georgia và Carolina Bắc.
Tình hình ở các bang "chiến địa" khác cũng đang biến động lên xuống khó lường. Chính vì thế mà cả hai ứng viên trong những tuần cuối đã dồn tổng lực vận động ở các bang này. Tổng thống Trump thậm chí có ngày tổ chức 2 - 3 cuộc mít tinh tranh cử. Trong khi đó, đảng Dân chủ huy động cả cựu Tổng thống Barack Obama vào cuộc.
Đường đua càng ngắn lại thì càng thêm gay cấn và đến thời điểm này, không một dự báo nào có thể đáng tin cậy. Xã luận của Le Figaro phân tích chút hy vọng cho cả hai ứng cử viên. Theo tác giả, nếu căn cứ vào sự phấn khích của những người ủng hộ vị tổng thống tỷ phú, thì thấy không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông Trump đang yếu thế hơn đối thủ.
Với đảng Dân chủ, cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn khác cách đây 4 năm và ứng cử viên Biden tỏ ra kín đáo một cách khéo léo, tận dụng tối đa sự chán chường, mệt mỏi của người dân Mỹ.
Còn nhật báo Les Echos thì đề cập đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dưới khía cạnh kinh tế qua bài viết đánh giá bảng thành tích kinh tế của chính quyền Tổng thống Trump đã bị đại dịch COVID-19 phá hỏng.
Trước đó, giới chuyên gia nhận định kinh tế là vũ khí chủ đạo để giúp ông Trump có thể tái đắc cử. Thế nhưng, dịch bệnh tràn vào nước Mỹ đang đẩy ông vào tình thế bất lợi. Trong khi đó, căng thẳng thương mại với Trung Quốc nhằm mục tiêu bảo hộ kinh tế Mỹ khai khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, tăng trưởng chậm lại và kinh tế Mỹ bị suy yếu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Gần một nửa cử tri bang chiến địa quan trọng đã bỏ phiếu
08:00' - 28/10/2020
Theo số liệu từ hội đồng bầu cử của bang Carolina Bắc, ngày 27/10, gần 47% tổng số cử tri đăng ký ở bang chiến địa quan trọng này đã bỏ phiếu sớm, dù chưa đến ngày bầu cử chính thức 3/11.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump vượt ứng cử viên Biden về tỷ lệ ủng hộ tại Texas
10:07' - 27/10/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo cách biệt 4% so với ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden về tỷ lệ ủng hộ của cử tri tại bang Texas.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc "rượt đuổi" gay cấn tại bang Georgia
08:01' - 27/10/2020
Theo khảo sát mới được công bố về tỷ lệ ủng hộ của cử tri trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ và Thượng viện tại bang Georgia, các ứng cử viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang bám đuổi quyết liệt.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua gay cấn giữa hai đảng vào Thượng viện Mỹ
07:36' - 27/10/2020
Cuộc đua vào Thượng viện Mỹ trong năm 2020 này sẽ gay cấn hơn rất nhiều với sự cạnh tranh gay gắt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.