Bệ đỡ cho phụ nữ hướng tới bình đẳng giới
Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên tự hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế.
Hàng triệu phụ nữ nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính sách đã chèo chống cùng gia đình vượt qua nghèo khó, làm giàu cho chính mình và đóng góp vào thành quả phát triển chung của kinh tế đất nước.
Nhìn vào căn nhà khang trang, cùng chuồng bò “đông đúc” hiện tại, ít ai biết rằng gia đình chị Sơn Thị Nguyên, người dân tộc Khmer ở khóm 6, phường 8, TP Trà Vinh (Trà Vinh) từng là hộ nghèo “kinh niên”.
Đặc biệt năm 2013 khi được chính quyền công nhận thuộc diện hộ nghèo, gia đình vô cùng khó khăn khi chồng chị làm nghề nông nhưng sức khỏe kém, bản thân chị cũng có bệnh trong người lại thêm phải gồng gánh nuôi 4 người con ăn học nên gia đình thường xuyên thiếu trước hụt sau.
Giữa lúc bộn bề khó khăn, 10 năm trước (2013), chị được Hội LHPN phường 8 và Tổ tiết kiệm và vay vốn khóm 6 hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay chương trình hộ nghèo. “Có nguồn vốn vay này gia đình tôi như gặp được phao cứu sinh. Tôi bàn bạc cùng chồng và các con mua ngay 01 con bò sinh sản về nuôi vì nhà tôi có nơi cất truồng trại, có nguồn cỏ cho bò ăn, có cả sức lao động nữa”, chị Nguyên tâm sự.
Từ con bò đầu tư ban đầu sau 2 năm gia đình chị đã có những con nghé đầu tiên rồi tăng đàn lên tới 10 con.
“Chồng tôi đã lựa chọn bán bớt một số bò thịt để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình, một phần để sửa chữa căn nhà đang ở, nuôi các con học hành, tiết kiệm trả nợ vay. 5 năm trước gia đình tôi làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo”, chị kể.
Thêm một vòng quay vốn năm 2020 chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, chị tiếp tục vay vốn mua thêm bò sinh sản và sửa chữa lại chuồng trại. Đến nay gia đình chị phát triển đàn bò được 2 con bò mẹ sinh sản và 8 con nghé. Cùng với việc tận dụng phân bò bán cho các hộ trồng rẫy tại địa phương, nguồn thu của gia đình ổn định và tăng thêm đáng kể.
Ý nghĩa của đồng vốn càng sáng rõ với những người dân tha hương lập nghiệp như chị Phan Thị Thanh Hoa - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn số 3, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum).
“Từ bỏ cuộc sống nghèo khổ ở Nghệ An để đến vùng kinh tế mới huyện Kon Plông sinh sống năm 2002, thấy cảnh cuộc sống của người dân ở đây cũng khó khăn chẳng kém gì nơi chúng tôi đi”, chị Hoa chia sẻ. Chính quyền địa phương cũng khó khăn không có nguồn hỗ trợ, các chị được cấp đất ở để làm nhà tạm từ vật liệu tại chỗ và đất sản xuất nhưng không có vốn đầu tư.
“Ước ao lúc đó là vay bất kỳ từ một ngân hàng nào trên địa bàn, nhưng cũng chỉ biết đứng nhìn trong sự thất vọng. Đôi lúc, chị em chúng tôi tính rủ nhau về lại quê”, chị kể.
Cũng may năm 2003, sau khi NHCSXH huyện Kon Plông được thành lập và đi vào hoạt động, được sự hướng dẫn tận tình của Hội LHPN xã, chị Hoa được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Với 10 tổ viên khởi đầu, lúc đó chỉ vay ít ỏi có 50 triệu đồng từ nguồn vốn hộ nghèo, nhưng cũng giúp các tổ viên có nguồn vốn khởi nghiệp nuôi trâu, bò hoặc trồng mì, đời sống có phần khá hơn. Họ cũng trở thành những điển hình lôi kéo phong trào phát triển kinh tế thông qua vay vốn tín dụng trong thôn, xã.
Hiện nay tổ có 60 thành viên với dư nợ 4,1 tỷ đồng (không có nợ quá hạn). Nhìn lại 20 năm qua, tổ đã hỗ trợ cho trên 200 lượt hội viên được vay vốn với doanh số gần 20 tỷ đồng.
“Nguồn vốn chính sách được triển khai trên địa bàn đã thực sự giúp dân vươn lên xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xây dựng khu dân cư giàu mạnh, đưa xã Đăk Long (một xã đặc biệt khó khăn kể từ trước khi tách huyện) trở thành thị trấn Măng Đen (một điểm du lịch nổi tiếng của cả nước)”, Tổ trưởng Phan Thanh Hoa tự hào.
Gánh trên vai trọng trách chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, 20 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam luôn xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ và đặc biệt là thực hiện các tiêu chí trong Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ và hỗ trợ phụ nữ sinh kế, khởi nghiệp thành công.
Để gia tăng tối đa công năng dòng vốn nhân văn này, Hội LHPN các cấp tập trung hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả thông qua các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề, tạo việc làm, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ, tư vấn thành lập và vận động tham gia các mô hình sinh kế, mô hình phát triển kinh tế do hội, các cấp, các ngành, các tổ chức hỗ trợ thành lập; lồng ghép với 03 chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Hội chủ trì, tham gia thực hiện, đặc biệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” với hàng ngàn ý tưởng khởi nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển, nhân rộng.
Có thể nói, trong suốt 20 năm qua, Hội LHPN Việt Nam luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nguồn vốn chính sách để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ đạt 110 nghìn tỷ đồng cho gần 2,5 triệu hộ vay tại 62.300 Tổ tiết kiệm vay vốn ở khắp các bản, làng; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14% tổng dự nợ.
Thông qua hoạt động ủy thác đã tạo điều kiện cho Hội Phụ nữ phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ cán bộ hội các cấp không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới phương thức hoạt động đi vào thực chất, chăm lo ngày càng tốt hơn cho hội viên, phụ nữ theo đúng chủ trương của Đảng.
Hội viên phụ nữ có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế, tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, tại những địa phương còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách xã hội có vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của chị em phụ nữ đối với xã hội, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên 2,5 triệu hộ vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý chưa phản ánh hết số phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn chính sách, bởi các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng tham gia nhận ủy thác cho vay từ NHCSXH cho các hội viên và đối tượng vay vốn là phụ nữ.
Chưa kể, các chính sách tín dụng này có tác động lan tỏa lớn khi nhiều phụ nữ còn được thụ hưởng gián tiếp lợi ích từ tín dụng chính sách thông qua việc cho vay vốn giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho gia đình và cộng đồng. Đây là thành tựu lớn của Chính phủ, NHCSXH cùng toàn thể hệ thống chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo và tăng cường bình đẳng giới cho phụ nữ trong 20 năm qua./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ lĩnh vực nông thôn chiếm 24,76% tổng dư nợ trong nền kinh tế
20:28' - 06/03/2023
Đến cuối năm 2022 dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; chiếm 24,76% tổng dư nợ trong nền kinh tế và tăng gấp gần 3 lần so với năm 2016.
-
Ngân hàng
Sóc Trăng phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
09:54' - 21/02/2023
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng cho hay sẽ tiếp tục xây dựng mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Kỳ vọng mô hình ngân hàng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ
19:52' - 01/07/2025
Để phù hợp với mô hình tỉnh, thành phố mới, Ngân hàng Nhà nước vừa thay đổi mô hình hoạt động của bộ máy quản lý ngành ở khu vực Đông Nam Bộ.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tháng 7: Bắt đầu xuất hiện điều chỉnh tăng
18:52' - 01/07/2025
Bước vào tháng 7/2025, đã xuất hiện động thái điều chỉnh lãi suất huy động đầu tiên từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đánh dấu sự thay đổi sau nhiều tháng duy trì mặt bằng ổn định.
-
Ngân hàng
Tinh gọn hệ thống ngân hàng, đồng bộ với mô hình quản lý hành chính mới
18:14' - 01/07/2025
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực đã chính thức đi vào vận hành từ hôm nay 1/7, thay thế cho 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trước đây.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao
17:27' - 01/07/2025
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Những biến động này được xem là một phần trong quá trình tái cấu trúc tổ chức nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Hàn Quốc mở rộng tín dụng với người nước ngoài
15:49' - 01/07/2025
Các ngân hàng thương mại hàng đầu của Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
-
Ngân hàng
Chấm điểm tín dụng, Open API, P2P Lending được đưa vào thử nghiệm có kiểm soát
14:33' - 01/07/2025
Đây là những lĩnh vực cốt lõi phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ của fintech và được kỳ vọng sẽ mở đường cho nhiều mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo ra đời trong môi trường pháp lý an toàn.
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18' - 01/07/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05' - 01/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01' - 01/07/2025
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.