Bệ đỡ quan trọng để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Trước bối cảnh ấy, việc tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) xung quanh những tác động của dịch COVID-19 đến thị trường trong nước, nhất là với hàng Việt và doanh nghiệp cần chuyển mình ra sao để đón nhận cơ hội trong tình hình mới.
BNEWS: Bên cạnh việc từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã phát huy hiệu quả như thế nào, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến thị trường xuất khẩu, thưa bà? Bà Lê Việt Nga: Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, hàng Việt hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao từ 60-80% trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp vốn trong nước mà của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Hệ thống bán lẻ hàng Việt hiện đại đang mở rộng nhanh chóng; gần 70% người Việt Nam vẫn ưa chuộng, ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa. Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với cơ quan đầu mối là Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Bộ Công Thương với vai trò là đơn vị nòng cốt đã có nhiều Chương trình, Đề án hưởng ứng Cuộc vận động, qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam. Ngoài ra, qua đây còn khẳng định vai trò quan trọng của thị trường trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh COVID-19. Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của thị trường trong nước tại Việt Nam cũng như nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng đã có thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả các giải pháp cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.Thực tế đã không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ. Đặc biệt trong thời điểm bùng phát dịch COVID-19 hay dịch bệnh đang chưa được kiểm soát, hàng hóa thiết yếu vẫn bảo đảm cung ứng tới đông đảo người dân.
BNEWS: Thực tế cho thấy chất lượng, mẫu mã và giá cả của nhiều hàng hoá Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng so với hàng nhập khẩu. Theo bà, doanh nghiệp cần chuyển mình như thế nào để đón nhận cơ hội khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy do ảnh hưởng dịch COVID-19? Bà Lê Việt Nga: Để phát triển và tăng tính cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao trình độ và năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Mặt khác, doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất cần bắt tay chặt hơn trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.Từ đó cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực, cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu; phối hợp với lực lượng chức năng để kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.Doanh nghiệp Việt cũng cần nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ.
Đặc biệt, bên cạnh việc tham gia phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại. Điều này tác động tới khả năng tiêu thụ sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.BNEWS: Xin bà cho biết việc tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành công thương làm thế nào để hiệu quả trong thời gian tới?
Bà Lê Việt Nga: Như chúng ta đã biết, thực hiện Cuộc vận động chính là phát huy sức mạnh của gần 100 triệu người Việt Nam, sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lan truyền thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Để tiếp tục triển khai Cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo, ngày 19 tháng 5 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch tăng cường triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 tại Quyết định số 373/QĐ-BCT ngày 04 tháng 02 năm 2021 và các chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.Trong đó đặc biệt là Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025”.
Cụ thể, các nội dung sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động và các nội dung “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm quảng bá cho hàng Việt Nam có chất lượng và các doanh nghiệp Việt Nam uy tín, sản xuất xanh, áp dụng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt.Từ đó nâng cao nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam của người tiêu dùng Việt Nam./.
BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn bà!>>> Sức sống hàng Việt - Bài 1: Điểm tựa vững vàng
>>> Sức sống hàng Việt - Bài 2: Nắm bắt cơ hội
>>> Sức sống hàng Việt - Bài 3: Giúp tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt
08:32' - 15/09/2021
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc các chợ dân sinh phải đóng cửa theo các chỉ thị giãn cách của Chính phủ khiến nhiều tiểu thương bị tồn nghẽn nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt nắm bắt cơ hội để bứt phá
08:26' - 15/09/2021
Trong điều kiện chưa thể lập tức phục hồi ngay thị trường quốc tế do nguy cơ dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, thì mở cửa thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt: "Huyết mạch" trong đại dịch
08:17' - 15/09/2021
Dịch bệnh đã cản trở lưu thông hàng hóa trên toàn cầu khiến việc xuất khẩu càng trở nên khó khăn hơn, chính lúc gian nan này, thị trường trong nước đã trở thành điểm tựa vững vàng cho hàng Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.