Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Cần đảm bảo quản lý chặt chẽ sử dụng vốn nhà nước
Phóng viên TTXVN ghi nhận nhiều ý kiến đại biểu về các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình): Không nên mở rộng phạm vi áp dụng với công ty con của doanh nghiệp nhà nướcTrong dự thảo Luật Đấu thầu có mở rộng phạm vi áp dụng luật đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Việc này đồng nghĩa mở rộng thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu rất rộng.
Mặt khác, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý doanh nghiệp nhà nước, còn có các cơ chế giám sát khác. Do đó, không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Nếu áp dụng cứng nhắc việc mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước có thể làm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của nhà nước. Thậm chí, việc này này có thể tác động đến cả thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp trong thời gian tới. Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang): Cần quy định lựa chọn thầu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệĐối với quy định về đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước, dự thảo Luật Đấu thầu cần quy định việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng vốn của mình để thành lập các công ty con nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Với quan điểm ở nơi nào sử dụng vốn, tiền ngân sách nhà nước, ở đó phải có cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trên cơ sở này, những doanh nghiệp có quyền chi phối thuộc về doanh nghiệp nhà nước vẫn phải áp dụng cơ chế đấu thầu như dự án sử dụng vốn nhà nước để đảm bảo tính công khai, minh bạch, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Quy định như vậy sẽ quản lý được chặt chẽ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối. Từ đó sẽ giữ được vai trò điều tiết trụ cột cho nền kinh tế. Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có giải trình tại Quốc hội ngay tại hôi trường thảo luận. Tại dự thảo Luật trình Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất chỉ áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu hiện hành để không áp dụng luật này đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phương án của Chính phủ sẽ không làm thu hẹp phạm vi áp dụng của luật và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn nhà nước. Dự thảo luật đã quy định tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu mà có sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Khi mà đã sử dụng vốn của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hay không phải doanh nghiệp nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu theo vi phạm điều chỉnh của luật này. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm bảo toàn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tại các doanh nghiệp khác và phải bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường và lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí để đánh giá chủ yếu làm sao để đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp. Phương án Chính phủ trình đã phù hợp với các quan điểm của Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, vừa đảm bảo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý của nhà nước tại doanh nghiệp./.- Từ khóa :
- Kỳ họp quốc hội
- quốc hội khoá xv
- đại biểu quốc hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021
10:23' - 24/05/2023
Sáng 24/5, Quốc hội nghe các Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV: Quỹ bình ổn giá góp phần kiểm soát lạm phát
13:45' - 23/05/2023
Quỹ bình ổn không chỉ cho mỗi xăng dầu mà bất cứ mặt hàng chiến lược nào cần thiết thấy cần phải xác lập Quỹ bình ổn, nhà nước có thể thành lập quỹ đấy để điều tiết giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.