Bên lề kỳ họp Quốc hội: Nâng cao hiệu quả đầu tư công để tái cơ cấu kinh tế thành công
Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã góp ý về kế hoạch đầu tư công trung hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư công để tái cơ cấu kinh tế thành công.
Theo nhiều đại biểu, tái cơ cấu đầu tư công là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng đất nước đang trong quá trình phát triển, nhu cầu đầu tư công là rất lớn.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của đất nước, đầu tư công vẫn còn những hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư.
Để tái cơ cấu kinh tế, đại biểu Ngân nhấn mạnh điều quan trọng là phân bổ hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Vì vậy, cần xác định rõ các mục tiêu, tiêu chí để đầu tư để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa nuôi dưỡng nguồn thu.
“Trong phân bổ ngân sách, ngoài tiêu chí về mặt xã hội về an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, phải chú ý đến tiêu chí hiệu quả về kinh tế để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu. Đồng thời phải tăng tính kỷ luật, rà soát, xử lý nghiêm những quyết định đầu tư sai chủ trương, gây hậu quả nghiêm trọng, lãng phí. Có như vậy mới sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả” - đại biểu Ngân kiến nghị.
Đồng quan điểm này, đại biểu Lê Viết Chữ (Quảng Ngãi) cho rằng để đầu tư công hiệu quả, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để người dân và cộng đồng doanh nghiệp đưa vốn ra đầu tư sản xuất, kinh doanh thì giải pháp quan trọng nữa là kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chi ngân sách.
Đại biểu thấy rằng cần có biện pháp quản lý chặt nguồn vốn, tránh lãng phí không chỉ trong đầu tư công mà còn trong cả chi thường xuyên. Bên cạnh đó, để tăng nguồn lực ngân sách, cần làm tốt hơn nữa thu hút đầu tư nước ngoài FDI.
"Đầu tư nước ngoài FDI là nguồn lực lớn, đem lại nhiều hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên phải khắc phục hạn chế trong vấn đề giải phóng mặt bằng, cung ứng nguồn lao động để thu hút các nhà đầu tư" - đại biểu Lê Viết Chữ nói.
Về nguồn vốn ngân sách cho tái cơ cấu đầu tư công, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết, hiện nay chúng ta đang gặp khó khăn về nguồn lực trong đó có nguồn lực về ngân sách thể hiện rõ nhất. Hiện tình trạng bội chi ngân sách là vấn đề Quốc hội, đại biểu và dư luận rất quan tâm.
Đại biểu cho rằng, trong kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm tới, Chính phủ cần đưa ra lộ trình cắt giảm chi tiêu thường xuyên và tăng cường các khoản thu, tiết kiệm chi và tính đến cả những biện pháp lâu dài để phân bổ nguồn lực hợp lý.
Bên cạnh đó, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng cần tăng cường các giải pháp về tiết kiệm chi, tinh giản bộ máy hành chính để tiết kiệm chi lương, đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng, thu hồi tài sản về ngân sách...
>>> Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV: Nhiều nút thắt cần gỡ trong tái cơ cấu nông nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm an toàn cháy nổ
16:39' - 02/11/2016
Bên lề kỳ họp thứ 2, sáng 2/11, các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá, khuyến nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy, cũng như nâng cao ý thức người dân về an toàn cháy nổ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Đánh giá cao sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ
15:46' - 02/11/2016
Theo chương trình Kỳ họp thứ 2 ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
15:32' - 02/11/2016
Nội dung Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội trường trong phiên họp sáng ngày 2/11 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57'
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.