Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Nhiều áp lực giải ngân vốn đầu tư công
Một trong những nội dung vẫn được đại biểu quan tâm là bài toán đầu tư công, làm thế nào để đây thực sự trở thành nguồn lực dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội. Phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến bên lề kỳ họp xung quanh nội dung này.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang): Áp lực giải ngân cùng lúc nhiều nguồn vốn
Tính đến thời điểm này, kết quả giải ngân vốn đầu tư công về tỷ lệ phần trăm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù Chính phủ đã rốt ráo chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tháo gỡ khó khăn từ đầu năm.
Theo đó, tổng thể có rất nhiều nguyên nhân từ việc trình tự thủ tục còn nhiều, nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh như: giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, hay ý thức trách niệm người đứng đầu, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức chưa đồng bộ…
Điều đáng nói, năm nay tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Bởi, ngoài vốn đầu tư công trung hạn tập trung giải ngân vào năm nay rất nhiều, vốn của chương trình phục hồi kinh tế phải giải ngân cũng rất lớn. Tổng nguồn vốn lớn nên áp lực giải ngân lớn và khó khăn. Vấn đề là cần các biện pháp thúc đẩy thực hiện, để sử dụng hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng.
Đầu tư công tạo ra các công trình hạ tầng, nền tảng cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các ngành, lĩnh vực, địa phương. Bên cạnh đó là nguồn cung tiền cho nền kinh tế để kích cầu, thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng tăng trưởng. Từ đó, bù đắp cho những vấn đề khó khăn, thách thức mà một số lĩnh vực hiện nay gặp phải bất lợi do các yếu tố khách quan.
Những tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế thấp bởi các yếu tố thị trường quốc tế như: giá nhiên, nguyên vật liệu, sản xuất do vậy bị ảnh hưởng rất lớn, lao động việc làm cũng gặp khó khăn. Do đó, tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề giải quyết bài toán đầu tư công.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Còn dư địa tăng trưởng nhờ đầu tư công
Giải ngân đầu tư công năm trước khoảng 500 nghìn tỷ đồng, năm nay dự kiến 700 nghìn tỷ đồng, tăng 40%. Mục tiêu cần nỗ lực rất lớn, bởi để kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra, phải lấy đầu tư công làm động lực chính. Đây là cơ hội nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Đại biểu Lê Văn Dũng (Đoàn Quảng Nam): Gỡ nút thắt pháp luật về đầu tư công
Trước những khó khăn, tác động của tình hình thế giới và hậu quả của dịch COVID-19, kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những tháng đầu năm rất đáng ghi nhận. Song, tình trạng chung về sản xuất, kinh doanh, nhất là công nghiệp, thương mại dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều lĩnh vực tăng trưởng thấp… Chẳng hạn như: Quảng Nam tốc độ tăng trưởng (GRDP) quý I/2022 âm gần 11%, lao động giảm gần 1.600 người…
Cùng với đó, thị trường bất động sản gần như đóng băng, doanh nghiệp, nhà đầu tư gần như không hoạt động trên thị trường này. Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư cơ bản thấp. Thực tế, giá cả hàng hoá thời gian qua tăng, trong khi hợp đồng ký kết không điều chỉnh giá khiến nhiều nhà đầu tư bỏ công trình, không tiếp tục thi công, không có khối lượng để giải ngân vốn đầu tư cơ bản. Từ những khó khăn này dẫn đến đời sống của người dân cũng khó khăn, công nhân không có việc làm, lĩnh vực thương mại, dịch vụ đình đốn.
Một trong nhưng nguyên nhân do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh và lựa chọn nhà đầu tư… còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù với thực tiễn, gây lực cản lớn trong quá trình điều hành, thực hiện của chính quyền địa phương.
Nhiều nghị định, thông tư chồng chéo, gây khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công như việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư của dự án đòi hỏi nhà đầu tư nộp thêm tiền vốn ký quỹ bồi thường đất, nếu không ký quỹ không được thực hiện. Trong khi diện tích dự án không tăng lên, khối lượng công việc tăng lên khiến vốn đầu tư của doanh nghiệp phải tăng theo, gây khó trong triển khai dự án.
Tiếp theo, biến động giá cả, vật tự đầu vào tăng cao, trong khi giá bán ra không tăng kịp gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Mặt khác, quy định điều chỉnh nguồn vốn giải ngân chậm tại Luật Đầu tư cũng cần xem xét lại.
Theo quy định, nguồn vốn giải ngân chậm của cấp dưới như huyện, xã, giao Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ra nghị quyết cho phép gia hạn vốn nếu không tiêu hết. Như công trình, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Hội đồng Nhân dân cấp huyện, xã không được điều chỉnh, giao cho Hội đồng Nhân dân tỉnh điều chỉnh, trong khi nguyên nhân chậm giải ngân cấp huyện, xã nắm rõ nhất, dễ tháo gỡ nhất. Đây là nút thắt khiến cho việc triển khai đầu tư công còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được kết quả đề ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Luật Đấu thầu là phương tiện để mua được sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất
18:04' - 24/05/2023
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, phải coi Luật Đấu thầu là phương tiện để mua được những sản phẩm đặc biệt, với chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế khi giảm lãi suất
17:19' - 24/05/2023
Chiều 24/5, phóng viên TTXVN đã trao đổi với đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh) về tác động của việc giảm lãi suất điều hành đối với hoạt động của doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Cần đảm bảo quản lý chặt chẽ sử dụng vốn nhà nước
12:57' - 24/05/2023
Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.