Bên lề kỳ họp Quốc hội: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ
Sáng 2/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng, các điều, khoản trong dự Luật cần xác định rõ đối tượng tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ, phân biệt khái niệm công nghệ và máy móc thiết bị…
Phân biệt rõ khái niệm công nghệ và máy móc thiết bị
Đại biểu Lê Quang Huy (Nghệ An) kỳ vọng khi dự án Luật được thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc xác định đối tượng là tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động ứng dụng vào đổi mới khoa học công nghệ chưa phù hợp.
Theo đại biểu, mục đích của việc chuyển giao công nghệ là đưa ứng dụng khoa học mới, hiệu quả hơn về mặt kinh tế - xã hội và môi trường vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trước khi ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, còn có rất nhiều hoạt động chuyên ngành liên quan như giải mã công nghệ, ươm tạo, phát triển thị trường khoa học công nghệ...
Như vậy, những đối tượng tham gia vào công đoạn đó không nhất thiết phải là đối tượng áp dụng trong Luật này, chỉ những tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình chuyển giao công nghệ là đủ - đại biểu nêu.
Liên quan đến việc xác định khái niệm công nghệ, đại biểu Lê Quang Huy cho rằng, dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ chưa tách bạch khái niệm giữa công nghệ và máy móc thiết bị, dễ gây hiểu lầm. Vì vậy, dự thảo Luật cần phải có sự phân biệt rõ ràng về khái niệm này. Theo đại biểu, thời gian gần đây, Việt Nam nhập không ít máy móc có công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cuộc sống.
Theo khoản 2, Điều 3 của dự thảo Luật, khái niệm về công nghệ được ghi rõ là giải pháp, bí quyết và quy trình, kèm theo hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị, phương tiện và công cụ. Đại biểu Lê Quang Huy khẳng định, việc đưa máy móc thành một tiêu chí để thẩm định trước khi nhập khẩu công nghệ là không phù hợp; máy móc chỉ là phương tiện triển khai công nghệ, hoặc là sản phẩm của công nghệ, không thể đánh đồng là công nghệ.
Đề cập đến chủ trương của Nhà nước được nhiều cử tri quan tâm là đưa công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính, đại biểu Lê Quang Huy đánh giá chủ trương này rất cần thiết, nhưng hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc vào năng lực, vai trò của con người. “Chúng ta có thể đưa khoa học công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính nhưng bản chất lại là khâu tổ chức.
Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền, cập nhật, cung cấp những thông tin chính xác, lành mạnh, để người sử dụng dần dần sử dụng thành thạo cũng như hiểu đúng bản chất”, đại biểu Lê Quang Huy cho biết.
Bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc xử lý các hợp đồng chuyển giao công nghệ trong dự thảo Luật. Theo quy định, hiện có 3 trường hợp cần ký hợp đồng chuyển giao gồm: Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; Chuyển giao công nghệ có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Hợp đồng này có hiệu lực sau khi hai bên đã thỏa thuận hoặc tại thời điểm chuyển giao công nghệ được ký. Sau khi ký xong, bắt buộc phải đăng ký trong thời hạn 7 ngày, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét để thực hiện việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), quy định này có sự bất cập. Theo Luật Chuyển giao công nghệ hiện hành, việc đăng ký giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao không phải bắt buộc mà là Nhà nước khuyến khích. Do có tính tự nguyện nên những hợp đồng chuyển giao công nghệ diễn ra thuận lợi sẽ được cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận.
Dự thảo Luật lần này bắt buộc các trường hợp đã ký hợp đồng chuyển giao đều phải đăng ký chứng nhận, nhưng những hợp đồng không được chứng nhận sẽ xử lý ra sao, dự thảo lại chưa được đề cập đến - đại biểu đề cập./.
>>> Cần có các chính sách đột phá trong chuyển giao các công nghệ mới
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 9, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
20:03' - 01/06/2017
Ngày 1/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV: Cần chủ trương ổn định nguồn lãi suất cho vay
12:33' - 01/06/2017
Thị trường tiền tệ của Việt Nam trong thời gian tới sẽ được duy trì một cách ổn định nhằm tạo ổn định cho các doanh nghiệp, người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới hoạt động trợ giúp pháp lý
12:14' - 01/06/2017
Sáng 1/6, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Hoàng hậu Hà Lan
20:45' - 31/05/2017
Chiều 31/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Hoàng hậu Hà Lan Máxima Zorreguieta Cerruti, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về tài chính toàn diện cho phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Quốc hội Hàn Quốc chấp thuận ông Lee Nak-yon làm Thủ tướng
15:42' - 31/05/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 31/5 đã chấp thuận người được Tổng thống Moon Jae-in chỉ định là ông Lee Nak-yon giữ chức Thủ tướng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.