Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cân nhắc khi quyết định cấp phép âm nhạc
Liên quan đến việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công bố phổ biến hơn 300 bài hát cách mạng, trong đó có bài ''Tiến quân ca'' gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, bên lề Kỳ họp Quốc hội ngày 23/5, các đại biểu đều cho rằng đây là việc không nên làm.
Các đại biểu nhấn mạnh: Khi cơ quan quản lý ban hành quyết định, cần cân nhắc hiệu quả hoặc hậu quả, bởi vấn đề này liên quan đến văn hoá, nhân văn...
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt vấn đề: Bản chất của việc cấp phép là để một ca khúc nào đó được biểu diễn rộng rãi, bảo đảm tính chính trị, không lưu hành những tác phẩm độc hại, hoặc để bảo đảm bản quyền. Quốc ca là tài sản quốc gia, không cần phải cấp phép. Quốc ca là tài sản thiêng liêng của đất nước, bất cứ người dân nào cũng có quyền được hát quốc ca, cần khuyến khích người dân hát quốc ca. Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nhấn mạnh: ''Tiến quân ca'' không còn là bài hát thông thường mà là tài sản chung của đất nước, của dân tộc, được khẳng định trong Hiến pháp - đạo luật quan trọng nhất của đất nước.Tương tự, bài hát ''Như có Bác trong ngày vui đại thắng'' sáng tác của nhạc sỹ Phạm Tuyên chính là tiếng reo vui sau bao năm chia cắt, gắn với hình ảnh lãnh tụ của Việt Nam... Đại biểu này cũng đặt vấn đề: Liệu ngành quản lý nghệ thuật biểu diễn có cần quan tâm đến tất cả bài hát hay không, khi điều kiện còn hạn chế?
Hơn nữa, những tác phẩm này đều đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, được Hội đồng quốc gia thẩm định trực tiếp về nội dung, giá trị nghệ thuật, chặt chẽ hơn việc thẩm định một cách hành chính của Cục nghệ thuật biểu diễn.
Thể hiện sự đồng tình với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành, đại biểu Thắng phân tích: Ở đây có hai câu chuyện.Một là về chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý, được quy định trong quy chế hoạt động của các Bộ. Nhưng điều cần quan tâm hơn là việc thực hiện nhiệm vụ của Cục nghệ thuật biểu diễn. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, Cục nghệ thuật biểu diễn được phép dựa vào các điều Luật để đưa ra những quy định.
Tuy nhiên, không thể dựa vào Luật để đưa ra các quy định quá cứng nhắc. Khi cơ quan quản lý ban hành quyết định, cần cân nhắc đến hiệu quả, khía cạnh khác đó là hậu quả, bởi nó liên quan đến văn hoá, nhân văn, thậm chí về mặt chính trị.
Theo đại biểu Phạm Tất Thắng, Cục nghệ thuật biểu diễn cần có hình thức xin lỗi phù hợp, bởi đây là sai phạm ảnh hưởng đến dư luận và văn hóa xã hội. Cục cần công bố rõ ràng, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan. Nếu là sai phạm cá nhân, do năng lực trình độ, trách nhiệm, phải xử lý phù hợp và công bố rộng rãi với nhân dân, cử tri. Trước đó, sáng 23/5, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ ngày 26/4/2017. Cụ thể, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển.Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của Cục Nghệ thuật biểu diễn./.
>>>Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Không cấp phép ca khúc đã quen thuộc, phổ biến
>>>Cục Nghệ thuật biểu diễn nói gì về việc cập nhật 300 ca khúc?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
“Bảng vàng” âm nhạc cống hiến qua các mùa giải
08:09' - 22/04/2017
Qua các “mùa Xuân” Cống hiến từ năm 2004 đến nay, có thể thấy kết quả giải Cống hiến ngày càng “tiệm cận” với đánh giá của giới chuyên môn.
-
Kinh tế & Xã hội
Gần 100 phóng viên bầu chọn Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2017
14:29' - 18/04/2017
Ngày 18/4, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức bầu chọn Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần 12, năm 2017 với sự tham gia của gần 100 phóng viên báo chí.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tẩy chay cuộc thi âm nhạc Eurovison 2017
20:36' - 14/04/2017
Nga đã quyết định tẩy chay Cuộc thi Ca khúc Truyền hình châu Âu (Eurovision) 2017 sau khi nước đăng cai Ukraine - ra lệnh cấm nhập cảnh đối với đại diện của Nga tham gia cuộc thi này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.