Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV: Xây dựng kịch bản tốt nhất hậu COVID-19
Những tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc điều hành, khống chế được dịch và đưa đất nước bước vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế.
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn một số đại biểu về khả năng tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 cũng như những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre): Đưa ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID-19. Tại báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội đã nêu rất rõ điều này, dù Việt Nam đảm bảo tăng trưởng dương nhưng cũng bị giảm rất thấp.Cùng chung ảnh hưởng từ đại dịch này, nhiều nước khác trên thế giới tăng trưởng kinh tế cũng bị tụt xuống tăng trưởng âm. Tuy nhiên, Việt Nam không vì thế mà lạc quan bởi các nước tăng trưởng âm này đều có tiềm lực kinh tế rất mạnh.
Đại dịch kéo dài nên Việt Nam đã chuẩn bị tâm thế từ trước cũng như kịch bản vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất và xuất khẩu nên cả nước hoàn toàn đồng tình với cách làm của Chính phủ là trước hết phải đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho con người. Bởi, an toàn về mặt con người là an toàn về chính trị, sau đó là an toàn về kinh tế. Ngoài ra, đây là mất mát khách quan chứ không phải mất mát do bản thân nên phải chấp nhận. Hiện nay, Việt Nam đang ở hậu của COVID-19 nên phải tìm các giải pháp và đưa ra các kịch bản tốt trong giai đoạn tiếp theo. Theo tôi, các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ trước mắt là có giá trị về mặt tinh thần, chính trị có nghĩa là Chính phủ thông cảm và đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của các cơ quan về tính toán. Ngay gói 62 nghìn tỷ đồng đã nảy sinh nhiều vấn đề. Do đó, nếu không làm chặt chẽ sẽ dẫn tới việc chồng chéo về đối tượng, sai sót về áp dụng quy định và trục lợi, tham nhũng. Hơn nữa, gói 62 nghìn tỷ đồng đã khó thì gói 300 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp còn khó hơn nhiều nhưng sẽ có biện pháp để tổ chức triển khai gói này hiệu quả. Theo tôi, nếu gói hỗ trợ này không đạt được 100% thì cũng phải đạt được 70-80% để đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng không hy vọng bứt phá nhưng các gói hỗ trợ trước hết giúp ổn định sản xuất để quay lại đà phát triển đồng thời chuẩn bị đủ điều kiện và tâm thế để đón luồng đầu tư từ nước ngoài. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng từng tuyên bố sẽ rút toàn bộ đầu tư từ Trung Quốc thì đương nhiên sẽ chuyển dịch sang các nước khác và Việt Nam sẽ là nước được đánh giá và chấm điểm và đặt niềm vào để đầu tư. Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị): Thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Hiện nay Chính phủ đang đưa ra hai kịch bản về tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào dự báo thời điểm dập dịch. Mặc dù Việt Nam đảm nhiệm việc dập dịch rất tốt nhưng để phát triển kinh tế cũng còn phụ thuộc vào thời gian dập dịch của thế giới. Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn nên khi thế giới chưa dập dịch được thì kinh tế Việt Nam sẽ vẫn khó khăn.Trong trường hợp thế giới dập dịch vào quí III, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tốt hơn, khoảng 4,4- 5,2% nhưng nếu dập dịch vào quí IV tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ dừng ở mức 3,6-4,4%.
Hiện tại, Chính phủ đã đưa ra phương án dự báo trình Quốc hội mức tăng trưởng khoảng 4,5%. Đây là phương án tích cực, nhưng việc này vẫn phải tuỳ vào thời gian dập dịch của thế giới. Kể cả trong trường hợp như vậy thì các gói kích cầu đối với doanh nghiệp trong nước đã được Chính phủ làm rất kịp thời. Nhìn vào thực trạng hiện nay qua việc giãn, hoãn nộp thuế cũng góp phần hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Ngoài ra, gói kích cầu tín dụng cũng đưa ra giải pháp tích cực như giảm lãi suất, kéo dài thời gian đảo nợ và cho vay mới nhưng Ngân hàng Nhà nước không giảm điều kiện vay. Đây là yêu cầu của hoạt động ngân hàng để tránh rủi ro. Vì thế, nhìn vào con số 4 tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng thấp, khoảng 1,3%. Nếu vẫn kiên định để tăng trưởng kinh tế thì cần dồn nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng khoảng 10%. Từ nay đến hết năm còn vài tháng để đạt tăng trưởng hơn 8-9% sẽ rất khó. Tôi cho rằng cần thêm giải pháp nữa là hiện nay có hai quỹ rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp gồm bảo lãnh tín dụng và quỹ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có 800 tỷ đồng trong khi có tới mấy trăm nghìn doanh nghiệp. Do đó, cần tăng thêm cơ chế và nguồn lực cho doanh nghiệp qua hai công cụ trên để chia sẻ rủi ro giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Hiệp định EVFTA tăng năng lực cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam
20:07' - 20/05/2020
Bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã chia sẻ những nội dung xung quanh việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau dịch COVID-19?
15:15' - 15/05/2020
Theo TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dịch COVID-19 làm tác động tới cả cung và cầu nhưng sau dịch lại là yếu tố để kích phát việc thay đổi chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại
16:49' - 05/05/2020
Ngân hàng Thế giới nhận định, điểm sáng là kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 23/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.