Bên lề Quốc hội: Cân đối lợi ích tài chính trong kinh doanh bảo hiểm
Tại buổi thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 29/10, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến đại biểu về dự án luật này cũng như giải pháp để bảo hiểm trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Đại biểu Lâm Văn Đoan (Đoàn Lâm Đồng): Chính sách bảo hiểm vi mô còn mỏng
Việc quy định bảo hiểm vi mô trong dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi lần này rất cần thiết. Bởi, Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành không có quy định riêng về bảo hiểm vi mô mà áp dụng chung các sản phẩm thương mại thông thường. Với các quy định như vậy, bảo hiểm vi mô không thực sự phát triển trong thời gian qua.
Theo đó, có 3 công ty tài chính được phê duyệt kinh doanh bảo hiểm vi mô là các công ty bảo hiểm nước ngoài gồm: Prudential, Manulife và Dai-ichi Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Manulife thực hiện kinh doanh bảo hiểm vi mô; trong đó, có bảo hiểm nhân thọ phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Mặc dù các công ty này có thời gian hoạt động từ 14 - 22 năm tại thị trường Việt Nam, nhưng việc tham gia hoạt động bảo hiểm vi mô còn rất khó khăn. So với lợi nhuận của hoạt động bảo hiểm thương mại mang lại thì tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm vi mô của các công ty còn khiêm tốn.
Thời gian qua, Chính phủ cũng cho phép 2 tổ chức tham gia bảo hiểm vi mô. Đó là Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Sau 4 năm hoạt động thì bảo hiểm vi mô của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã dừng lại.
Cùng với đó, đến tháng 7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về việc dừng triển khai thí điểm bảo hiểm vi mô của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sau 8 năm hoạt động. Nguyên nhân là do chưa có khung pháp lý phù hợp nên bảo hiểm vi mô chưa phát triển, mức chi phí cao và hiệu quả thấp.
Với những vấn đề đặt ra hiện nay, thiết kế trong dự thảo luật về bảo hiểm vi mô lần này khá mỏng với 1 chương 2 điều quy định chung và mang tính chất khung nên thiếu tính khả thi khi quy định chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo cần đối thoại trực tiếp với các công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước… có nhu cầu tham gia bảo hiểm vi mô để tìm hiểu, phân tích nhu cầu, những khó khăn, rào cản trong thực hiện sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Bởi, nếu không xác định rõ đặc thù của loại hình bảo hiểm này so với bảo hiểm thông thường thì quy định rất khó khả thi. Đối tượng hướng tới của loại hình này chủ yếu là người có thu nhập thấp, người nghèo, cận nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia.
Đại biểu Nguyễn Như So (Đoàn Bắc Ninh): Đưa bảo hiểm nông nghiệp trở thành loại hình đặc thù
Tôi đánh giá cao việc xây dựng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức triển khai kinh doanh bảo hiểm vì an sinh xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông – lâm – ngư nghiệp… Tuy nhiên, quy định trong dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) còn mang tính chất chung chung, thiếu định lượng. Phạm vi chính sách chỉ dừng lại ở mức khuyến khích, còn khuyến khích thế nào và tạo điều kiện ra sao cũng chưa rõ ràng.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh... Do đó, nếu không có cơ chế, chính sách cụ thể và kinh doanh bảo hiểm chỉ theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không doanh nghiệp nào muốn chọn bảo hiểm nông nghiệp vì nguy cơ thua lỗ cao.
Đây cũng chính là lý do tại sao đã có rất nhiều văn bản bản hành như Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp, Quyết định 03/2021/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, nhưng hầu như chưa đem lại hiệu quả.
Tôi cho rằng đã đến lúc phải xem bảo hiểm nông nghiệp là một loại hình đặc thù và xây dựng một chương riêng trong dự thảo. Đồng thời, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp để xây dựng được điều luật mạnh mẽ và cụ thể hơn.
Theo đó, quy định mức phí phù hợp, hỗ trợ một số đối tượng ưu tiên tham gia bảo hiểm nông nghiệp cũng như quy định rõ chính sách khuyến khích trong tổ chức, triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp bảo hiểm như: thuế, phí đào tạo... nhằm thay đổi nhận thức cho chủ thể tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Ngoài ra, quy định cụ thể đối tượng thuộc diện bảo hiểm nông nghiệp theo chương trình phát triển nông nghiệp như: bảo hiểm giống, vật nuôi.. cũng như mở rộng đối tượng sản phẩm nông nghiệp trong các sản phẩm bảo hiểm và hình thức triển khai phù họp. Từ đó, tạo cú hích cho doanh nghiệp tham gia sản xuất, đầu tư nông nghiệp.
* Đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn Đà Nẵng): Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng
Hiện nay, trong hợp đồng bảo hiểm thường bảo vệ lợi ích và rủi ro cho bên doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi người thụ hưởng, người mua bảo hiểm chưa được chú trọng đúng mức.
Thực tế cho thấy một số loại hình bảo hiểm với các điều khoản hầu hết có lợi cho bên bán. Do đó, theo tôi cần quy định trong dự thảo luật đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên bán và bên mua, công khai, minh bạch, bình đẳng và quy định chặt chẽ.
Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tùy theo từng ngân hàng triển khai kinh doanh theo các hình thức khác nhau: làm đại lý cho công ty bảo hiểm hoặc dịch vụ qua công ty bảo hiểm…
Đặc biệt, tại nhiều chi nhánh tổ chức tín dụng xảy ra tình trạng khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ hủy hợp đồng ngay trong năm đầu tiên. Theo phản ánh, họ mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng mang tính chất đối phó vì ràng buộc và đảm bảo thuận lợi khi giao dịch với ngân hàng.
Do đó, để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm ở kênh phân phối này, tôi đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng thương mại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế địa phương
13:08' - 27/10/2021
Sáng 27/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV: Không để thống kê chỉ là con số
18:57' - 25/10/2021
Chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03'
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.