Bên lề Quốc hội: Cần quy định rõ hơn về phân bổ ngân sách
Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được đánh giá cao với các quy định mới về tăng phân cấp, phân quyền cho địa phương, tạo sự chủ động, linh hoạt trong quản lý ngân sách… Để đảm bảo tính thống nhất, khả thi, góp ý xây dựng, hoàn thiện Dự thảo, bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, ngày 27/5, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất, cần quy định rõ hơn về phân bổ ngân sách; không nên chia nhỏ việc phân bổ ngân sách cho từng địa phương và nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét, đánh giá tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách giữa trung ương và địa phương.
*Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương): Xem xét, đánh giá tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách giữa trung ương và địa phương
Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) cơ bản đã cụ thể hóa được những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực cho cả nước và các địa phương trong tình hình mới. Tại kỳ họp này, Ban soạn thảo đã xác lập được cơ chế phân cấp nguồn, nhiệm vụ chi, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng tính chủ động của chính quyền địa phương, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình ngân sách, nhất là bổ sung nguyên tắc ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời, phân cấp, phân quyền mạnh cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) có nhiều đổi mới căn bản theo đúng với tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật do Đảng, Quốc hội đã đề ra.
Cụ thể, nhiều vị đại biểu Quốc hội; trong đó, có đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Dương thống nhất cao phương án 2 điều 35 về nguồn thu của ngân sách trung ương trong dự thảo Luật, đó là Luật chỉ quy định các khoản thu phân chia mà không quy định chi tiết tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Việc quy định chi tiết tỷ lệ ngân sách thu thuộc trung ương cũng như tỷ lệ ngân sách thu thuộc địa phương thì cần xây dựng văn bản dưới Luật để có sự linh hoạt trong điều hành của Chính phủ. Vì vậy, nhiều đại biểu kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét, đánh giá tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách giữa trung ương và địa phương, nhất là sửa đổi tỷ lệ % các nguồn thu từ đất đai như tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trước đây để lại cho địa phương 100% để đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng dự kiến chỉ để lại cho địa phương 70%.Xét về lâu dài sự điều tiết này là đúng nhưng cần cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng, nên kéo dài việc giữ nguyên tỷ lệ 100% cho các địa phương trong 5 năm để các địa phương có thêm nguồn lực phát triển.
Có thể là trong 5 năm đầu, chúng ta cũng không nên có sự thay đổi lớn trong điều tiết tỷ lệ ngân sách giữa trung ương và địa phương, cần có lộ trình từng bước điều chỉnh theo kế hoạch phát triển.Theo tôi, các quy định mới trong Luật Ngân sách nhà nước làm sao đáp ứng 2 việc: đảm bảo ngân sách trung ương phải giữ vai trò chủ đạo nhưng cũng tạo điều kiện tối đa để địa phương có tính chủ động, quyết định các vấn đề thu - chi ngân sách tại địa phương nhằm huy động, linh hoạt và khai thác hiệu quả ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở giám sát, kiểm soát hiệu quả thu - chi ngân sách nhà nước.
Một trong những định hướng quan trọng trong hoàn thiện thể chế chính sách trong hiện tại và tương lai là hướng tới phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương để địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.Do đó, Luật Ngân sách nhà nước lần này cho phép ngân sách nhà nước HĐND cấp tỉnh được ban hành một số khoản thu phí, lệ phí ngoài danh mục Luật Phí và lệ phí đã quy định; quyết định chế độ chi ngân sách nhà nước đối với một số nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chế độ chính sách của địa phương.
Theo tôi, quy định của Luật Ngân sách nhà nước cần nghiên cứu có một độ mở hơn nữa để cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, có quy mô kinh tế, thu ngân sách lớn, có thể tự quyết thêm nhiều nội dung trong chi đầu tư phát triển, huy động vốn cho sự phát triển và tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định đó trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí Luật định để địa phương có thể điều hành chủ động, linh hoạt bố trí và thu hút các nguồn lực trong xã hội Cùng với đó là làm sao phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nhưng đảm bảo tự cân đối ngân sách và thưởng vượt thu ngân sách xứng đáng cho các địa phương làm tốt nhất; đồng thời, cần có cơ chế, tiêu chí đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước ở từng cấp, từng ngành để mỗi đồng tiền thuế của doanh nghiệp và nhân dân phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng và đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên để chỉ cho đầu tư phát triển, cho giáo dục, y tế và cho khoa học công nghệ để đất nước phát triển bền vững.*Đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP. Hồ Chí Minh): Không nên chia nhỏ việc phân bổ ngân sách cho từng địa phương
Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) lần này, Ban soạn thảo có đưa ra, Thành phố Hồ Chí Minh để lại 70% tiền thuê đất. Trong khi đó, dự thảo đang cho phép Hà Nội để lại 100%. Tôi cho rằng, Trung ương nên giữ nguyên quy định tỷ lệ ngân sách địa phương được hưởng 100% các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước. Bởi, đây là nguồn lực quan trọng để các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện các dự án có tính chất liên kết vùng. Để tạo động lực cho Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mục tiêu tăng trưởng cũng như tạo không gian phát triển, việc quy định tỷ lệ ngân sách địa phương được hưởng 100% các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…. Thành phố sẽ phát triển được nhiều cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, phát triển các không gian văn hóa và hạ tầng số. Thực tế, kinh phí nhiều năm nay của Thành phố Hồ Chí Minh từ thu ngân sách, thu hồi đất, sử dụng đất… đã giảm nhiều. Do đó, các địa phương đã khó lại càng khó hơn trong hoàn cảnh các địa phương phải sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giảm cán bộ, công chức. Như vậy, nguồn kinh phí ngày càng khó khăn, dẫn đến, thành phố có thể có đầu tư nhưng không đồng bộ và theo kịp kỳ vọng vào sự phát triển của thành phố. Khi không phát triển được cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông… TP. Hồ Chí Minh sẽ dần mất đi vai trò đầu tàu. Đó là điều mà chúng ta lo lắng nhất. Bởi vì chỉ cần giảm 1% ngân sách mỗi năm của thành phố thì cũng sẽ ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả nước. Cho nên, tôi mong mỏi trung ương có thể cân nhắc, đánh giá làm sao để lại nguồn thu cho Thành phố Hồ Chí Minh ít nhất bằng Hà Nội. Cùng với đó, cách phân chia khoản thu và chi của ngân sách địa phương cũng phải tính toán trong bối cảnh có tỉnh, thành đã tự chủ tài chính nhưng cũng còn nhiều địa phương vẫn đang cần sự điều tiết từ ngân sách trung ương. Do đó, không nên chia nhỏ việc phân bổ ngân sách cho từng địa phương. Hiện nay, nhiều địa phương cần động lực để tăng trưởng, mở rộng không gian phát triển nên không thể thu hẹp ngân sách địa phương. Việc phân bổ ngân sách cũng cần được công khai rộng rãi, minh bạch hơn để dễ quản lý và thực hiện. Đối với việc đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động phát sinh, tôi cho rằng, thực tế là hiện nay, nhiều địa phương, bộ ngành, cơ quan thực hiện nhiệm vụ phát sinh, đột xuất được giao nhưng lại không có nguồn để chi, phải lấy tạm ứng khoản chi từ các nhiệm vụ khác để thực hiện. Điều này đã dẫn đến những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Khi bổ sung ngân sách thì các cơ quan không cân đối được các khoản thu, chi. Tôi kiến nghị trong sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, Ban soạn thảo cần chú trọng hơn tới việc giao dự toán ngân sách cho các địa phương phải tính đến đảm bảo cho các đợt tiếp theo, đảm bảo chi ngân sách cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất theo nhiệm vụ được giao.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội góp ý về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương
13:49' - 26/05/2025
Sáng 26/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
08:10' - 26/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 26/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra các dự án Luật: Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09' - 19/05/2025
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Chính sách mới
Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
20:52' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 196/2025/QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách Nhà nước
19:16' - 17/05/2025
Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được đánh giá là dự án luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.