Đặt nhiều kỳ vọng vào các "Tư lệnh" ngành
* Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Đổi mới phương thức quản lý trong tình hình mới
Kỳ họp thứ 11 tập trung nội dung vào công tác nhân sự; trong đó có việc kiện toàn các vị trí chủ chốt của đất nước. Từ Kỳ họp này đến khi diễn ra bầu cử Quốc hội khóa tới là thời điểm cho các vị trí lãnh đạo mới được Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm có thêm thời gian chứng tỏ năng lực và khả năng của mình.
Kỳ họp Quốc hội khóa XV sẽ là "lá phiếu" đánh giá chuẩn nhất, đúng nhất khả năng thích ứng cũng như sự điều hành của các nhân sự.
Ở mỗi vị trí đều có thời gian tập dượt. Việc này càng có ý nghĩa đối với cử tri cả nước nhằm đánh giá khả năng, năng lực và bản lĩnh của các vị trí lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới.
Mỗi ngành đều có nhiệm vụ rất lớn trong nhiệm kỳ tới để thực hiện đổi mới và những bước đột phá. Với Bộ Công Thương, chúng ta thấy rõ vai trò làm thế nào để quản lý thị trường, giúp thị trường minh bạch, nâng cao sức cạnh tranh và chống được tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả. Đây là yếu tố trọng tâm của "Tư lệnh" ngành.
Hiện nay, chúng ta đang dần thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh, thương mại. Nếu như trước đây hàng hóa bán tại cửa hàng thì bây giờ chuyển sang kinh doanh trên mạng, không thông qua hệ thống, cửa hàng tại chỗ. Vấn đề này đặt ra việc phải thay đổi căn bản phương thức quản lý hoạt động thương mại, chống tình trạng trốn thuế, buôn lậu, kinh doanh trái phép.
Ngược lại, các phương thức quản lý truyền thống không còn thì đòi hỏi sự thay đổi tích cực, thích ứng, chứ không phải không quản được thì cấm. Nói cách khác thay đổi phương thức quản lý để thích ứng với phương thức thay đổi kinh doanh.
* Đại biểu Y Khút Niê (Đoàn Đắc Lắk): Phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong hoạt động sản xuất - kinh doanh
Tôi kỳ vọng dù ai và ở lĩnh vực nào thì người mới tiếp nhận có sự kế thừa, phát huy các chủ trương, kế hoạch đã triển khai từ trước; đồng thời, sâu sát và có kế hoạch cụ thể để tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết, Luật của Quốc hội.
Với một Chính phủ năng động, đổi mới thì các thành viên Chính phủ phải đồng lực, đồng lòng, đoàn kết thực hiện. Có như vậy các chính sách mới đi vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong các "Tư lệnh" ngành nhiệm kỳ mới, tôi đặt kỳ vọng đổi mới ở Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bởi nông nghiệp là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Ngành này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực của các bộ, ngành khác. Tôi rất mong muốn "Tư lệnh" ngành này có bước đi phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong hoạt động để ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân...
* Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh): Hạn chế độ "vênh" giữa các luật
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo chủ chốt để sớm đi vào vận hành theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cho thấy sự quyết tâm đưa Nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, điều này được thể hiện ngay trong Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Trước một nhiệm kỳ mới, chúng ta ghi nhận khí thế và khát vọng để xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, phồn thịnh, sánh vai với các cường quốc.
Về nhân sự, tiếp tục giới thiệu và hoàn thiện các chức danh chủ chốt. Các đại biểu Quốc hội có chung niềm tin là chúng ta đã có một nhiệm kỳ thành công với những thành tựu. Do đó, tôi kỳ vọng bộ máy lãnh đạo Chính phủ, các "Tư lệnh" ngành trong nhiệm kỳ tới sẽ kế thừa và phát huy những thành tích của nhiệm kỳ trước, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua.
Tôi cho rằng, một trong những phần việc quan trọng nhất của Quốc hội là lập pháp. Do đó, nhiệm kỳ tới cần sớm đồng bộ hệ thống luật pháp, hạn chế độ "vênh" giữa các luật; trong đó, đặc biệt chú trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thể chế cho những mô hình mới, sáng tạo để có điều kiện phát huy, phát triển trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng một nhiệm kỳ Chính phủ tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt
12:34' - 05/04/2021
Ghi nhận kỳ vọng về bộ máy nhân sự chủ chốt trong nhiệm kỳ 2016-2021, ngày 5/4, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đảm bảo tính nghiêm minh trong hiệu lực kiểm toán
10:48' - 01/04/2021
Bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến một số đại biểu xung quanh Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016- 2021 của Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thảo luận sáng 1/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kiểm soát sốt đất phải từ minh bạch thông tin đến tăng hiệu quả sử dụng
13:22' - 30/03/2021
Một trong nguyên nhân để xảy ra vấn đề sốt đất là do buông lỏng kỷ cương, vi phạm pháp luật về quản lý đất đai... Nội dung này được phóng viên TTXVN ghi nhận bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Quản lý đầu tư công, giám sát tuân thủ kỷ luật tài chính
16:13' - 26/03/2021
Xung quanh việc tuân thủ kỷ luật tài chính, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Lâm-Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Minh bạch trong giám sát, loại bỏ tham nhũng chính sách
11:34' - 26/03/2021
Minh bạch trong giám sát, loại bỏ tham nhũng chính sách là nội dung được các đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận sáng 26/3 tại hội trường về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành phố ven biển sẵn sàng ứng phó với siêu bão Surigae
13:41'
Đây là cơn bão mạnh, rất nguy hiểm, trường hợp thay đổi hướng bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Biển Đông, nơi có nhiều tàu thuyền khai thác hải sản đang hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Băn khoăn các phương án lựa chọn
07:44'
Nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200 km/h chạy riêng khách và hàng sẽ cần vốn đầu tư khoảng 46 tỷ USD, trong khi làm đường sắt tốc độ cao chạy 350 km/h cao hơn 15 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó mưa lũ
21:53' - 17/04/2021
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thăm hỏi gia đình có người chết; huy động các lực lượng hỗ trợ người dân; hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu không để người dân thiếu đói.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh sự điều chỉnh tích cực trong báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ
18:05' - 17/04/2021
Chúng tôi hoan nghênh sự điều chỉnh tích cực về nội dung liên quan đến Việt Nam trong Báo cáo trên, theo đó Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá, không đủ căn cứ để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường bán lẻ Việt Nam và việc Aeon xây thêm đại siêu thị
11:41' - 17/04/2021
Việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nói chung và Aeon nói riêng đầu tư xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội đã có trong kế hoạch, lộ trình mở rộng tại thị trường Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA- Đòn bẩy cho xuất khẩu gạo
08:55' - 17/04/2021
Tính đến hết quý I/2021, giá gạo Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao 547 USD/tấn, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ở đâu trên bản đồ công nghiệp thép thế giới ?
08:12' - 17/04/2021
Ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất ý tưởng để khai thác, sử dụng có hiệu quả Hồ Dầu Tiếng
20:45' - 16/04/2021
Tỉnh Tây Ninh cần thành lập nhóm tư vấn cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất ý tưởng trong phối hợp để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả Hồ Dầu Tiếng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển huyện Lắk trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk
19:18' - 16/04/2021
Ngày 16/4, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2021 với thông điệp “Tiềm năng của huyện Lắk – Cơ hội của doanh nghiệp”.