Bên lề Quốc hội: Dấu ấn Tư lệnh ngành qua góc nhìn đại biểu
Tại phiên họp ngày 10/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, tính chất, phạm vi, nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này có thể coi là bước đầu tổng kết, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với hoạt động giám sát của Quốc hội.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã thành công tốt đẹp với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng.
Kết quả phiên chất vấn hôm nay sẽ là cầu nối giữa 2 khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khóa XIV trong việc theo dõi, giám sát, thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của cả nhiệm kỳ, tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
Bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ về dấu ấn của một số Tư lệnh ngành.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang): Nâng hệ số an toàn tài chính quốc giaTình hình tài chính trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 có sự tiến bộ vượt bậc, thể hiện ở các chỉ số tổng hợp. Ngoài tốc độ tăng thu, tỷ lệ huy động vào ngân sách, thành tựu chính là nâng hệ số an toàn tài chính quốc gia, các chỉ số về nợ công, nợ quốc gia… đều được giãn cách.
Nếu cuối nhiệm kỳ trước, tỷ lệ này là tiệm cận trần, không còn nhiều dư địa để tăng nguồn lực giải quyết vấn đề thì trong nhiệm kỳ này, sau 4 năm các chỉ số trên dần được “kéo xuống”. Do đó, năm 2020 vẫn có dư địa để huy động nguồn lực giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Kết quả này có được từ việc nhất quán quan điểm trong tham mưu, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Đây cũng là điểm các đại biểu ghi nhận ở Tư lệnh ngành tài chính. Tài chính là lĩnh vực chuyên sâu, việc trả lời của Bộ trưởng chỉ trong thời gian ngắn nhưng đã đưa ra được nhiều thông tin. Tuy nhiên, có những điểm còn cần có thời gian để làm rõ thêm vấn đề từ các chuyên gia như nội dung tăng thuế 5% đánh vào phân bón để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn Thừa Thiên Huế): Giao thông và nông nghiệp đều “ghi điểm”Về lĩnh vực giao thông, trong nhiệm kỳ vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã có những quyết sách liên quan đến đầu tư, quy hoạch tương đối đồng bộ; đặc biệt là đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ đi về cơ sở, cũng như chiến lược đường bộ, đường không, đường thuỷ…
Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là đường nối tỉnh Cần Thơ - Sóc Trăng - Kiên Giang là đường độc đạo, mật độ lớn, chất lượng hiện đã xuống cấp. Đây là những vấn đề còn tồn tại đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận. Nhiệm kỳ này đã sắp hết, nhiệm kỳ tới cần có chiến lược lớn hơn, nhiều hơn nữa đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cùng Chính phủ và các địa phương cần giải quyết bài toán ngân sách để phát triển hệ thống giao thông cho vùng, tập trung mở rộng tuyến đường huyết mạch, sau đó là hệ thống đường xương cá nối với các tỉnh. Vì vốn ít, chúng nên tập trung ở vùng ở mật độ dân cư cao, có điều kiện phát triển kinh tế thông qua liên kết vùng; từ đó góp phần cho sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Về kinh tế, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bởi Việt Nam là nước nông nghiệp và phải chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai bão lũ; đồng thời, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất hàng hoá nên tác động rất lớn đến an sinh xã hội. Là Đại biểu Quốc hội, tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường từ việc nhỏ nhất như bảo đảm nguồn cung và tham gia đưa giá thịt lợn về sát thực tế mặc dù có một khoảng thời gian các địa phương phải chịu tác động không nhỏ từ dịch tả lợn châu Phi. Ngành nông nghiệp đã có những bước đi thích hợp, tính toán bài toán nhập khẩu để điều chỉnh giá loại hàng hoá này. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có thêm những mặt hàng mới có giá trị xuất khẩu ở những thị trường khó tính, hay vào thị trường châu Âu… Đương nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định từ các hiệp định thương mại quốc tế nhưng phải nói, Tư lệnh ngành nông nghiệp đã có sự năng động trong chỉ đạo, điều hành. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nắm chắc nhiều lĩnh vực, vấn đề như thuỷ sản, chăn nuôi, cây trồng cho đến việc chia sẻ khó khăn với những địa bàn thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp túc thực hiện một số nhiệm vụ như: điều tra, quy hoạch lại các loại rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh. Nêu cần thì có thể giao nhiệm vụ và phối hợp với chính quyền địa phương để bảo vệ các loại rừng, nhất là những khu rừng ảnh hưởng đến đời sống của người dân; rà soát lại các nông, lâm trường từ bộ máy, quản lý, tổ chức chưa bảo đảm. Trong quá trình mở rộng hợp tác quốc tế rất cần các thương hiệu mạnh của quốc gia. Về vấn đề này cần lưu ý để có chiến lược lâu dài, đồng bộ về chế biến, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Hà Nội): Không né tránh những vấn đề “nóng” trong nông nghiệpQua phiên chất vấn, các Bộ trưởng – Tư lệnh ngành, thành viên Chính phủ đã thể hiện trách nhiệm trước câu hỏi cũng như những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm; đi thẳng vào trọng tâm các vấn đề ngành mình đã làm được và còn hạn chế.
Tôi đặc biệt ấn tượng đối với ngành nông nghiệp qua phần trả lời rất thẳng thắn, trách nhiệm cũng như thể hiện hiệu quả trong điều hành thời gian qua của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Câu hỏi và câu trả lời cho thấy sự tương tác giữa đại biểu và tư lệnh ngành để làm rõ tận cùng vấn đề; trong đó có rất nhiều vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm. Liên quan đến bão lũ, sạt lở đất năm nay có nhiều nguyên nhân; trong đó phải kể đến việc nhiều diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp trong khi đó chúng ta vẫn trồng rừng. Về việc này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ghi nhận việc phát triển rừng trồng với rừng tự nhiên thì công năng giữ đất rất khác nhau. Do vậy, biện pháp trong thời gian tới vẫn phải là trồng rừng, giữ diện tích rừng tự nhiên. Chúng tôi đặt niềm tin và kỳ vọng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn phải tiếp tục quan tâm đến vấn đề này bởi hành động của ngày hôm nay là tương lai cho ngày sau. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cập nhật thống kê kiểm soát, bản đồ phân bố rừng… để nắm được tác động về môi trường của việc trồng rừng và mất rừng nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực từ mưa, lũ. Đại biểu Nguyễn Hoàng Thao (Đoàn Bình Dương): Kỳ vọng chuyển biến trong kết nối hạ tầng giao thôngSau 2 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Tôi đặc biệt ấn tượng với Tư lệnh ngành giao thông – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải nắm rất sát nội dung của ngành và trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình. Các con số và thông tin được đưa ra mạch lạc, thuyết phục và có giải trình cả những bất cập cũng như hạn chế với sự phân tích nguyên nhân khá đầy đủ. Phát triển hạ tầng giao thông đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn và thẩm quyền quyết định không phải chỉ ở Bộ Giao thông Vận tải. Bởi vậy, cần khách quan trong đánh giá những phần việc mà Tư lệnh ngành đã làm được trong nhiệm kỳ này. Điều ghi nhận đầu tiên chính là việc quy hoạch để có sơ sở triển khai thực hiện qua từng giai đoạn. Đặc biệt, Tư lệnh ngành giao thông đã chú trọng và quan tâm đến việc tham mưu cho Chính phủ trong chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông theo vùng, nhất là tại khu vực phía Nam để tạo sự kết nối đồng bộ giữa các vùng miền. Không chỉ trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được cũng như thừa nhận những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm… mà Tư lệnh ngành giao thông còn nêu được những giải pháp cụ thể trong tương lai. Với quyết tâm của người đứng đầu ngành giao thông, tôi kỳ vọng lĩnh vực này sẽ chuyển biến tích cực hơn nữa, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Ngày thứ hai tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn
07:08' - 09/11/2020
Ngày 9/11, Quốc hội bước sang ngày thứ hai tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày mai, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn
08:42' - 08/11/2020
Mở đầu tuần làm việc thứ 2 theo hình thức tập trung (từ 9-13/11), Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải quan tiếp tục kiến nghị Quốc hội về chồng chéo của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam
12:21' - 07/11/2020
Theo Tổng cục Hải quan, điều này chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan đã được quy định tại Luật Hải quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).