Bên lề Quốc hội: Phát triển thị trường nội địa, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt
Nếu chúng ta phát triển được thị trường nội địa, kết nối 63 tỉnh, thành phố với nhau để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì nền kinh tế sẽ có sự phục hồi tốt- Đó là ý kiến của đại biểu Trần Hoàng Ngân (thành phố Hồ Chí Minh) bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vào sáng 13/6.
Đề cập đến những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của COVID-19 khiến kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề, đại biểu cho rằng, đại dịch khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nước, đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngưng trệ.
4 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng, chuyển dịch rất tốt, mức tăng trưởng từ 6,2% đến 6,8% rồi 7,08% và 7,02%, liên tiếp hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Bội chi ngân sách cũng được kiểm soát dưới 3,4%.
Tỷ lệ nợ công đã giảm còn kinh tế liên tục xuất siêu, cán cân thương mại thặng dư… Tất cả vững tin bước vào năm 2020 với niềm phấn khích sẽ hoàn thành kế hoạch 5 năm.
Nhưng đại dịch COVID-19 đã xảy ra làm đứt gãy nguồn cung, sụt giảm nguồn cầu, gây tê liệt vận tải, du lịch toàn cầu, khiến kinh tế đi vào suy thoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế sụt giảm ở mức -3%. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã sớm đẩy lùi và kiểm soát đại dịch, kinh tế quý I vẫn tăng trưởng dù là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. Song đây vẫn là điểm sáng, là mức tăng cao hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cho rằng mục tiêu của năm 2020 nên là xây dựng tiền đề để phát triển mạnh trong năm 2021 và ưu tiên đầu tiên là phải giữ vững thành quả, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, đặt vấn đề bảo vệ sức khoẻ nhân dân là trên hết.
Theo ý kiến của đại biểu, Chính phủ hiện nay không cần vội chạy theo tăng trưởng để phá vỡ thành quả từ những thành công trong những năm, những tháng vừa qua.
Phải giữ cho được kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội.
Đặc biệt, phải hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, giữ chân người lao động, không để doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm…
“Chúng ta phải làm tốt điều này để khi đại dịch COVID-19 qua đi thì cơ hội nắm bắt sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đến”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Theo đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19, vừa qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách như Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19; Nghị định 41 của Chính phủ về Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất về giảm tiến thuế đất; Nghị quyết số 42 của Chính phủ về gói an sinh xã hội; Nghị quyết 84 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Nhưng theo đại biểu, “chính sách thì nhiều song chúng ta đang thiếu khâu hậu kiểm bởi hiện nay chính sách đó đến với doanh nghiệp, đến với người dân bị ảnh hưởng còn chậm và ít”.
Nhận định năm 2020, tình hình kinh tế khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách sẽ gặp nhiều trở ngại, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói: Chắc chắn năm nay sẽ hụt thu ngân sách và mức hụt thu sẽ khoảng 10% và sẽ bội chi ngân sách.
Tất cả những vấn đề này, đại biểu Quốc hội rất chia sẻ với Thủ tướng và Chính phủ. Tuy nhiên tất cả phải trên tinh thần tiết kiệm.
Cần phải cắt giảm tất cả các khoản chi không cần thiết, kiểm soát bằng được đầu tư công. Không được giải ngân đầu tư công bằng bất kỳ giá nào mà phải kiểm soát một cách hiệu quả.
“Theo tôi, phải tăng cường cơ chế chuyển vốn giữa các dự án cho nhau để ưu tiên cho các dự án hiệu quả, còn các dự án kém hiệu quả, không cấp bách thì dừng lại trong điều kiện ngân sách hiện nay”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không cần thiết
16:40' - 13/06/2020
Ngày 13/6, tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, nhiều đại biểu quan tâm đến việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tạo đòn bẩy để giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ
15:09' - 13/06/2020
Bên lề Quốc hội, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn một số đại biểu xung quanh việc có khả thi không khi giải ngân đầu tư công luôn chậm không đạt kế hoạch cũng như giải pháp để hoàn thành mục tiêu này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, khôi phục nền kinh tế
13:15' - 13/06/2020
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29'
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.