Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, khôi phục nền kinh tế
Các đại biểu cho rằng, đây là thời điểm Chính phủ cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khôi phục kinh tế sau ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
*Sản xuất và đời sống nhân dân được duy trì ổn định sau dịch bệnh
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng, những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều lĩnh vực kinh doanh đầu tư gần như "đóng băng", không hoạt động như vận tải, dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với những giải pháp cụ thể đã đem lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, được thế giới ghi nhận, tạo niềm tin với cử tri và nhân dân cả nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, kết quả phòng chống dịch COVID-19 là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc Việt Nam.Việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh và nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới không chỉ tạo ra niềm tin rất lớn trong nhân dân, khơi dậy được sức mạnh từ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Hơn 50 ngày qua, cả nước không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, đặc biệt không có ca nào tử vong. Xã hội đã trở lại hoạt động bình thường, các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch nhộn nhịp trở lại, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết cơ bản.
Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đang căng mình chống chọi với dịch bệnh thì Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn.Vị thế của Việt Nam đang tăng lên trên mặt trận ngoại giao, kinh tế xã hội dần mở cửa trở lại với trạng thái mới. Trong những tháng đầu năm 2020 theo dự báo thì vẫn đạt mức tăng trưởng gần 3% là một dấu mốc rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Theo đại biểu, việc có 13 tỉnh cam kết giữ mức tăng trưởng theo kế hoạch là một cam kết chính trị rất tuyệt vời của các địa phương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.Chính phủ và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, điều hành quyết liệt với phương án kịch bản ứng phó kịp thời trước các tình huống.
Một trong những điểm nhấn đáng ghi nhận là sau dịch bệnh, sản xuất và đời sống nhân dân vẫn được duy trì ổn định, không có biến động đáng kể. Nông nghiệp một lần nữa có đóng góp quan trọng và là "bệ đỡ" trước những tình huống khó khăn của đất nước.Cử tri và nhân dân cả nước có thêm niềm tin vững chắc là sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của cả hệ thống chính trị.
* Triển khai đồng bộ các giải pháp đồng bộ, phù hợp,Để thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, nhiều biểu cho rằng, Chính phủ cần triển khai đồng bộ các giải pháp đồng bộ, phù hợp, ứng phó linh hoạt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên các lĩnh vực, phù hợp với tình hình.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng, Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ với chế tài xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe, bước đầu thu được hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, an toàn giao thông.Đây cũng chính là quyết tâm, nỗ lực và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, địa phương trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện pháp đảm bảo an toàn giao thông đã tạm đã tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đi vào thực tiễn và có tác động sâu sắc đến ý thức của người tham gia giao thông trên cả nước được dư luận đồng thuận và nhân dân nghiêm túc thực thi theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Tuy nhiên, sau những ngày cách ly xã hội, tâm lý người dân phần lớn chủ quan hơn với các quy định về an toàn giao thông. Khách đến nhà hàng ăn uống tăng đột biến, lượng bia rượu bán ra nhiều hơn khi mới áp dụng Nghị định 100. Nhiều người uống rượu bia xong vẫn lái xe có chiều hướng tăng lên, thể hiện sự chủ quan, rất nguy hiểm.Đại biểu cho rằng, đã đến lúc cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm theo pháp luật, nếu không tâm lý chủ quan lơ sẽ quay trở lại và thành thói quen.
Chính phủ cần tiếp tục có chỉ đạo trong cả nước về tăng cường công tác giáo dục pháp luật, tuần tra, xử lý nghiêm tình trạng uống rượu, bia khi tham gia giao thông, đặc biệt là tiếp tục thiết lập các chốt chặn khu vực quán nhậu trên các tuyến cao tốc...
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi dẫn dến việc mất kiểm soát giá thịt lợn trong thời gian qua gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.Chính phủ cần có những dự án, giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh lợn thị được đàn tái đàn để đảm bảo nguồn cung trong nước.
Theo đại biểu, chúng ta đã có các gói kích cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ xã hội, nhưng lại chưa có một gói nào để hỗ trợ cho người dân, các doanh nghiệp để tập trung tái đàn...
*Đảm bảo an ninh nguồn nước Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng, đảm bảo an sinh nguồn nước là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm khi Tây Nguyên cùng nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng khô hạn rất nghiêm trọng.Theo đại biểu, nước là tài nguyên đặc biệt, có vai trò thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống con người, là vấn đề mang tính toàn cầu. An ninh nguồn nước không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế bền vững và ổn định chính trị mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực quốc gia.
Trên thế giới luôn coi trọng việc bảo vệ nguồn nước sạch, nước ngầm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không kém.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, hiện nay vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược, toàn cầu.Hơn lúc nào hết trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước, đặc biệt biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp, rất khó lường.
Để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, đại biểu đề xuất Chính phủ cần khẩn trương tổ chức điều tra, khảo sát lại việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng đề án chiến lược hoặc chương trình đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia thế kỷ 21 để trình Quốc hội; đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các kỹ năng lực tài nguyên nước, tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường
Các địa phương phải đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước trên cơ sở thiết lập, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ nguồn nước; tăng cường sử dụng các mô hình liên kết giữa nguồn nước, năng lượng và lương thực trong phát triển kinh tế; tăng cường khả năng trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình; nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách về tài nguyên nước nhằm thúc đẩy sự tiết kiệm, hiệu quả...
Đồng tình với quan điểm trên và cho rằng, bảo vệ rừng để tạo nguồn nước ngọt ổn định và đảm bảo an ninh nguồn nước, đại biểu Tống Thanh Bình (Lai Châu) đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng rừng, nâng mức hỗ trợ tương ứng bảo vệ rừng nhằm tạo động lực khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo... *Tập trung đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm Theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An), trong buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngày 30/5/2020, Thủ tướng đã chỉ rõ tiềm năng, sức mạnh và năng lực cạnh tranh tại khu vực này hơn hẳn các vùng kinh tế trọng điểm khác trên cả nước với điều kiện thiên thời, địa lợi nhân hòa, con người năng động, sáng tạo, lãnh đạo dám nghĩ, dám làm. Thời gian qua, tỉnh Long An đã chủ động chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối giao thông liên vùng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và của vùng nói chung.Chính vì thế, chính quyền và nhân dân Long An kỳ vọng vào việc triển khai dự án trục giao thông động lực kết nối Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang từ ngã ba Trung Lương đến đường Phạm Hùng Hồ Chí Minh với tổng chiều dài toàn tuyến là 55 km, trong đó đoạn qua Long An là khoảng 34,5 km.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, vùng kinh tế này nộp ngân sách Trung ương khoảng 42 % cũng là một vùng chiếm 44 % tổng GDP trong cả nước.Việc Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương cũng như địa phương phải quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là một điều rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế đất nước; nhưng nếu không có sự hỗ trợ, ủng hộ của Quốc hội thì khó có thể để đảm bảo sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, Chính phủ đã chủ động xây dựng và trình Quốc hội phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù, các giải pháp kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế với 4 vùng kinh tế trọng điểm; gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp; ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa phòng, chống dịch bệnh. Kinh tế nước ta phục hồi khá nhanh và khá mạnh. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, trong đó trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế như các tuyến cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục có chính sách trợ giúp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị tác động mạnh bởi đại dịch, nhất là trong lĩnh vực hàng không, du lịch và các ngành liên quan đến xuất khẩu.Tuy nhiên, theo đại biểu, cử tri mong muốn các chính sách, các giải pháp Chính phủ được triển khai, thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng những chính sách này đi vào cuộc sống./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước
07:58' - 13/06/2020
Ngày 13/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế- xã hội và Ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.
-
Tài chính
Quốc hội Nhật Bản chính thức phê chuẩn ngân sách bổ sung kỷ lục
15:52' - 12/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/6, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn dự thảo ngân sách bổ sung có giá trị cao kỷ lục 31.910 tỷ yên (tương đương 298 tỷ USD).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV: Giải pháp cốt lõi để giảm giá thịt lợn
14:20' - 12/06/2020
Theo nhiều Đại biểu quốc hội, tái đàn là giải pháp cốt lõi để giảm giá thịt lợn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Tạo điều kiện để phát triển Thủ đô nhanh, bền vững
12:48' - 12/06/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 12/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Thủ tướng Canada bác bỏ đề xuất họp tập trung tại Quốc hội
09:30' - 12/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 11/6 đã bác bỏ đề xuất của đảng Bảo thủ đối lập muốn Hạ viện quay lại hình thức họp tập trung như trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.