Bến Tre cơ cấu lại nông nghiệp để đạt tăng trưởng 7,76% trong năm 2021
Trong hai ngày 8 và 9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bến Tre tổ chức Kỳ họp lần thứ 19, khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thảo luận và quyết nghị một số nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Tại kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Phan Văn Mãi nhấn mạnh, năm 2021, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Do đó, UBND tỉnh, các ngành, các cấp cần tập trung cụ thể hóa và triển khai sớm Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 được HĐND tỉnh thông qua. Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2020, giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và 5 năm 2021-2025.Các đại biểu đã đề xuất bổ sung nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. HĐND tỉnh đã dành thời gian xem xét, thảo luận và thông qua 28 nghị quyết trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và nhân sự được trình tại kỳ họp.
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, năm qua, Bến Tre chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn và đại dịch COVID-19.Nhờ có sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tỉnh đã thực hiện đạt và vượt 14/23 chỉ tiêu nghị quyết. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ước tăng 3,49%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.000 tỷ đồng, vượt 3,4% dự toán Trung ương giao…
Đời sống người dân và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Các nhiệm vụ phát triển văn hóa-xã hội, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và quản lý tài nguyên, môi trường đạt kết quả tích cực. Hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép cơ bản không còn điểm nóng. Quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Năm 2020, tỉnh có 9 chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu nghị quyết đề ra như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế; tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; GRDP bình quân đầu người; tổng chi ngân sách địa phương; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Vì vậy, để đạt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, các ngành, các cấp trong tỉnh cần phải có sự quyết tâm và kiên định trong thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực cao nhất - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho hay. Năm 2021, Bến Tre phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 7,76%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 48,9 triệu đồng/người, thu ngân sách đạt 5.000 tỷ đồng… Để đạt mục tiêu đề ra, Bến Tre tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm -OCOP ”, chú trọng nâng cao hiệu quả lợi ích giữa các khâu trong chuỗi.Tỉnh triển khai nghị quyết xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; phấn đấu hoàn thiện chuỗi giá trị dừa, hoàn thành cơ bản chuỗi giá trị tôm và chuỗi giá trị bò.
Tỉnh khẩn trương và triển khai các giải pháp phòng chống xâm nhập mặn. Ngành chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo, thông tin kịp thời tình hình hạn mặn cho người dân để chủ động sản xuất; hướng dẫn và khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản phù hợp.Tỉnh triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt; tăng cường vận động nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt.
Bến Tre huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các công trình giao thông có tính lan tỏa, đảm bảo tính kết nối theo định hướng phát triển tỉnh Bến Tre về hướng Đông… Tại Kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre đã tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Minh Cảnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và bà Nguyễn Thị Bé Mười, Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Nguyễn Minh Cảnh, sinh ngày 6/12/1967, quê quán xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre; trình độ chuyên môn: Kỹ sư khai thác thủy sản, Cử nhân Hành chính học. Bà Nguyễn Thị Bé Mười, sinh ngày 10/02/1972, quê quán Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; trình độ chuyên môn: Cử nhân Khoa học (Sư phạm Địa lý), Thạc sĩ Quản lý Giáo dục. Kỳ họp đã tiến hành miễn nhiệm hai Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2016 -2021 đối với ông Nguyễn Hữu Lập (nghỉ hưu) và ông Nguyễn Văn Đức (chuyển công tác)./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bến Tre khẩn trương phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
08:33' - 08/12/2020
Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh Bến Tre tổ chức họp nhằm khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa tỉnh trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Bến Tre mong muốn doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến dừa công nghiệp
08:54' - 19/11/2020
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre mong muốn các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao tỷ lệ khai thác, sản xuất chế biến lượng dừa công nghiệp không chỉ của tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.