Bí quyết tạo dựng thương hiệu Traphaco
Xuất phát từ một công ty Nhà nước với 300 nhân viên và vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sau 16 năm cổ phần hóa, Công ty cổ phần Traphaco hiện là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất Việt Nam với khoảng 1.600 nhân viên và giá trị vốn hóa thị trường lên đến gần 2.500 tỷ đồng.
Vậy bí quyết nào để Traphaco - Con đường sức khỏe xanh đạt được những thành quả này?
Những chia sẻ dưới đây của bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Traphaco với phóng viên BNEWS sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
BNEWS: Xin bà chia sẻ những bí quyết giúp tạo dựng thương hiệu Traphaco mạnh như ngày hôm nay?
Bà Vũ Thị Thuận: Có thể nói Traphaco là một hiện tượng khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Nhà nước trong công cuộc đổi mới - cổ phần hóa doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa từ năm 1999, Traphaco là công ty cổ phần đầu tiên của ngành Giao thông Vận tải và cũng là công ty đầu tiên trong ngành dược.
Chúng tôi nhận thức được một điều là hãy chủ động, không phải xin cho hay xét duyệt nữa và chúng tôi đã nghĩ rằng nếu chủ động thì sản xuất kinh doanh sẽ chắc chắn hơn, hiệu quả hơn. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã làm đơn xin cổ phần hóa.
Khi ấy, tài sản duy nhất của chúng tôi là 300 lao động, vốn điều lệ gần 10 tỷ đồng, không thương hiệu, không có thị trường…
Để có được thành công như ngày hôm nay, khởi đầu của chúng tôi là chiến lược phát triển. Khi mới bắt đầu tiến hành cổ phần hóa, con đường chúng tôi cũng khá khác biệt đó là công nghệ mới và bản sắc cổ truyền.
Chúng tôi biết khai thác lợi thế đất nước là nguồn cây thuốc phong phú, vốn y học cổ truyền rực rỡ của cha ông.
Nhưng không phải kế thừa một cách máy móc mà áp dụng với khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất những sản phẩm mang tính hiện đại nhưng vẫn giàu giá trị truyền thống phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân và rất phù hợp với xã hội đang phát triển.
Đấy có lẽ là gốc của vấn đề tạo đà cho chúng tôi ngày càng tăng trưởng.
Với nền kinh tế thị trường còn đang mới của Việt Nam, người ta thường chú trọng đến cạnh tranh giá, rồi cao hơn là cạnh tranh chất lượng.
Nhưng chúng tôi nhìn thấy phải cạnh tranh thương hiệu thì mới tạo dựng được đẳng cấp, do đó, chúng tôi đã cố gắng bằng mọi cách để xây dựng thương hiệu Traphaco.
Và năm 2008, sau 9 năm, Traphaco đã được Công ty Nielsen, Công ty khảo sát thị trường hàng đầu của Mỹ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn là thương hiêu nổi tiếng ngành dược trong nước.
Điều đó đã tạo cho chúng tôi thế và lực để ngày càng phát triển thị trường trong niềm tin yêu của khách hàng.
Khi có thương hiệu nổi tiếng, chúng tôi xác định nó chỉ có thể phát triển vững chắc trên cơ sở chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, do vậy các nhà máy của chúng tôi lần lượt ra đời với tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tôi cho rằng, bí quyết tạo dựng thương hiệu Traphaco là không sợ khó, không sợ khổ, dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong mặc dù con đường đi đến thành công vô cùng chông gai.
Có lẽ phần thưởng sẽ dành cho những doanh nghiệp đi đầu bởi trong khoảng 5 năm trở lại đây, rất nhiều công ty con đã bắt chước hàng của chúng tôi nhưng vẫn có sự khác nhau về đẳng cấp.
Năm 2014, Traphaco cải cách hệ thống phân phối và hiện nay công ty đã có một hệ thống phân phối được đánh giá là số 1 của ngành dược Việt Nam.
Thành công đó ngoài sự quyết liệt của Ban lãnh đạo công ty và tập thể CBCNV thì phải nói đến nền tảng của sự thành công là sự nổi tiếng của thương hiệu Traphaco.
BNEWS: Vậy theo bà, trong bối cảnh cạnh tranh giữa doanh nghiệp dược trong nước và nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, nhiều cơ hội được đặt ra nhưng cũng có không ít thách thức. Làm thế nào để các doanh nghiệp dược nội địa trụ vững được trong giai đoạn hội nhập, thưa bà?
Bà Vũ Thị Thuận: Tôi cho rằng trước hết, cơ hội chính là thị trường mở rộng, có rất nhiều giao lưu về khoa hoc kỹ thuật, văn hóa, hàng rào thuế quan giảm.
Tuy nhiên, cạnh tranh lại rất khốc liệt. Ngay như thị trường Asean, các nước có ngành công nghiệp dược tương đương nhau và giá cả cũng rất “mềm”, rồi việc bỏ hàng rào thuế quan mình thuận họ cũng thuận. Đấy là một cuộc cạnh tranh mới.
Nhưng làm thế nào để trụ được là một bài toán khó. Riêng Traphaco có phần nào đó là sự tự tin, bởi chúng tôi là doanh nghiệp hàng đầu về đông dược ở Việt Nam.
Trên cơ sở khai thác lợi thế của đất nước, lợi thế của ngành y học cổ truyền dân tộc, với lợi thế đó chúng ta có bản sắc riêng khi hội nhập, rõ ràng là sẽ có cơ hội nổi trội hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta có thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có rất nhiều cây thuốc mà ở các nước khác không thể có. Và điều quan trọng là hàng rào kỹ thuật.
Có rất nhiều người hỏi tôi rằng ở cạnh Trung Quốc có nền đông dược khổng lồ, liệu có bị họ “thâu tóm” không?
Rõ ràng, hàng rào kỹ thuật đã giúp chúng tôi và họ có một danh giới nhất định, họ có thể đi đường tiểu ngạch chứ không thể đi đường chính ngạch, bởi thuốc là sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người cho nên các cơ quan quản lý giám sát rất chặt chẽ.
Đấy là yếu tố giảm mức độ cạnh tranh nhưng đồng thời tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian để khẳng định vấn đề sở hữu trí tuệ, nghiên cứu khoa học và đầu tư cơ sở vật chất.
BNEWS: Ngày 30/3 tới đây Traphaco sẽ diễn ra Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2016 – 2020. Trước thềm Đại hội bà có thông điệp gì gửi tới các cổ đông?
Bà Vũ Thị Thuận: Tôi cho rằng, thương hiệu có một giá trị rất lớn trong toàn bộ giá trị doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có được thương hiệu nổi tiếng thì việc duy trì và phát triển thương hiệu đó là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Vì vậy, tôi mong rằng các cổ đông hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những ứng viên vì sự phát triển của thương hiệu Traphaco.
Hãy là những nhà đầu tư tài chính khôn ngoan dành trọng trách cho những người đã gắn bó tâm huyết với doanh nghiệp để làm sao tiếp tục dẫn dắt Traphaco phát triển.
BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn bà!
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU
16:43' - 03/11/2015
Xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.