Bí quyết thành công của Cô Gái Hà Lan tại Việt Nam
Mang đến dòng sữa tươi an toàn, thuần khiết và cân bằng dinh dưỡng là mục tiêu được Cô Gái Hà Lan hiện thực hóa trên triết lý “Nuôi dưỡng từ thiên nhiên” của Tập đoàn FrieslandCampina.
Đây cũng là nền tảng để hãng tiếp tục sứ mệnh "Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” sau 25 năm phát triển cùng ngành sữa địa phương.
Kinh nghiệm 150 năm phát triển cùng ngành sữa thế giới và 2,5 thập kỷ tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của người Việt, công thức thành công của Cô Gái Hà Lan là bộ tiêu chuẩn kiểm soát FoQus dung hòa với di sản trăm năm ngành sữa.
Ngay từ bước đi đầu tiên, hãng đã hướng đến mục tiêu tạo giá trị “vàng” cho sữa tươi nguyên liệu. Những “nông trại hạnh phúc” với đàn bò được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn Hà Lan đã mang đến nguồn sữa giàu dưỡng chất.
Xem yếu tố “sữa nguyên liệu là quan trọng nhất”, ở khâu thu mua, từng bồn sữa trải qua bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo không tồn dư kháng sinh hoặc phụ gia độc hại. Việc đánh giá sữa nguyên liệu không chỉ dựa vào cảm quan của chuyên gia thu mua mà còn được kiểm soát bằng kỹ thuật, máy móc. Sữa phải vượt qua “thành trì chất lượng” gồm các bài kiểm tra số đếm tạp trùng, độ pH, độ đạm, béo và các dưỡng chất khác.
Nỗ lực tiếp theo của Cô Gái Hà Lan là quy tắc “20 phút vàng” trong vận chuyển sữa nguyên liệu được áp dụng thành công nhờ 45 điểm làm lạnh tập trung bố trí rải khắp toàn quốc. Nhờ đó, sữa tươi nguyên liệu đảm bảo độ tươi và an toàn hơn chuẩn 11 lần.
Ngoài ra, hãng còn thiết lập tiêu chuẩn an toàn chất lượng, dinh dưỡng cho ngành sữa với bộ tiêu chí dinh dưỡng toàn cầu Global Nutrition Standard - GNS. Từ nền tảng là nguồn dinh dưỡng vượt trội, Cô Gái Hà Lan góp phần xây dựng nền tảng thể chất vững vàng cho hàng triệu trẻ em Việt Nam.
“Tiêu chuẩn Hà Lan trở thành bảo chứng chất lượng của Cô Gái Hà Lan. Mỗi năm, có 1,2 triệu sản phẩm của chúng tôi được người tiêu dùng lựa chọn. Đó là phần thưởng cao quý. Nối bước sứ mệnh phụng sự người Việt trong thập kỷ tới, hành trang Cô Gái Hà Lan mang theo vẫn là những giá trị vàng từ chất lượng”, bà Tạ Thúy Hà, Giám đốc Tiếp thị Sữa tiêu dùng, Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam, khẳng định.
Chiến lược bản địa hóa sản phẩm của thương hiệu không đơn giản là thay đổi bao bì mà xuất phát từ việc lắng nghe nhu cầu của người dùng. Cụ thể, ở khu vực Đông Nam Á, hãng tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em thông qua cuộc khảo sát SEANUTs, với quy mô 18.000 trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi. Từ bức tranh toàn cảnh thực trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam, kết hợp bộ tiêu chí dinh dưỡng toàn cầu GNS, các chuyên gia Cô Gái Hà Lan phát triển sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất được “bản địa hóa”, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của người dùng địa phương.
Theo đó, mỗi hộp sữa tươi đảm bảo các chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của Bộ Y tế và nhu cầu trẻ em Việt Nam như canxi, protein, các vitamin và khoáng chất. Đồng thời hãng giảm đến 45% lượng đường, hạn chế muối và chất béo bão hòa,…
Trong năm nay, Cô Gái Hà Lan tiếp tục hoàn thiện dự án SEANUT II với trọng tâm tăng cường protein trong sữa để phù hợp giai đoạn tăng trưởng của trẻ/.
>>>Ứng dụng “quản gia” công nghệ của đại gia đình nông dân Cô gái Hà Lan
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hành trình “vượt sóng” COVID-19 của Vinamilk và những lần “truyền lửa” của thuyền trưởng Mai Kiều Liên
11:07' - 07/03/2022
Được biết đến là một nữ lãnh đạo có tâm và có tầm, bản lĩnh, quyết đoán, bà Mai Kiều Liên đã dẫn dắt đưa Vinamilk thành công và góp phần tạo dựng vị thế cho ngành sữa Việt Nam trên thế giới.
-
Chuyển động DN
Nestle chung tay loại bỏ tình trạng sử dụng lao động trẻ em
09:30' - 31/01/2022
Tập đoàn thực phẩm Nestle (Thụy Sĩ) cho biết sẽ triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt cho nông dân trồng ca cao nếu họ đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra nhằm loại bỏ tình trạng sử dụng lao động trẻ em.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.