Bí thư Thành ủy Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh tận dụng "thời điểm vàng" ngăn số ca mắc mới tăng lên
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định thành phố đã chủ động áp dụng biện pháp mạnh nhằm tận dụng tối đa "thời điểm vàng" ngăn không cho số ca mắc mới tăng lên.
Mặc dù dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, nhưng thành phố đã quy định cụ thể từng loại hình, lĩnh vực, cách thức hoạt động bảo đảm an toàn để duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Đây cũng là điểm riêng thể hiện sự chủ động, linh hoạt của thành phố trong vận dụng một số biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
* Tận dụng tối đa "thời điểm vàng" để chặn dịch lây lan
Hiện, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, trong đó có một số ca chưa xác định được nguồn lây.Không giống các chủng virus SARS-CoV-2 trước đây, cơ quan y tế khẳng định chủng mới Delta có khả năng lây nhiễm rất nhanh.
Theo đó, Hà Nội cần có giải pháp mạnh để tận dụng tối đa "thời điểm vàng", quyết tâm chặn đứng dịch lây lan diện rộng.
Thường trực Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo quyết định thực hiện một số biện pháp theo Chỉ thị số 16.Chiều 18/7, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND cụ thể hóa tinh thần này nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, mặc dù công điện yêu cầu dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu nhưng đã quy định cụ thể từng loại hình, lĩnh vực, cách thức hoạt động bảo đảm an toàn nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm sinh kế cho dân.Đây cũng là điểm riêng thể hiện sự chủ động, linh hoạt của thành phố trong vận dụng một số biện pháp theo Chỉ thị 16.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cũng kêu gọi người dân thành phố tiếp tục đoàn kết, chung sức, chung lòng, ủng hộ và thực hiện nghiêm các biện pháp mới mà thành phố áp dụng, nhất là không tụ tập đông người; chỉ ra đường khi thực sự cần thiết và tuân thủ Thông điệp "5K" của Bộ Y tế khi bắt buộc phải đi ra ngoài. "Mọi chủ trương, biện pháp nếu không có sự đồng lòng, chấp hành từ người dân sẽ không có hiệu quả", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp và đảng viên toàn Đảng bộ thành phố nêu cao ý thức trách nhiệm; bản thân và gia đình phải là những tấm gương, đi đầu trong thực hiện nghiêm, thực hiện đúng và thực hiện đều các biện pháp phòng, chống dịch.Mỗi đồng chí, mỗi gia đình cán bộ, đảng viên phải trở thành "điểm sáng" lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng tiếp tục yêu cầu cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội, y bác sĩ làm nhiệm vụ tuyến đầu; các cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 các cấp; các tổ COVID cộng đồng... tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm thời gian qua, nỗ lực hoàn thành mọi công việc được giao; tạo thành lá chắn vững chắc cho thành phố. * Xây dựng phương án tổ chức 1.200 dây chuyền tiêm vaccine Về giải pháp lâu dài, mang tính quyết định để đẩy lùi dịch COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo ngành Y tế thành phố chuẩn bị sẵn sàng các phương án tiếp nhận và sử dụng kịp thời, hiệu quả cao nhất khi được Chính phủ phân bổ vaccine.Trong đó, có việc xây dựng các phương án tổ chức các điểm tiêm chủng cố định và lưu động trên toàn địa bàn thành phố với tổng số 1.200 dây chuyền tiêm và 100 tổ cấp cứu lưu động tham gia ứng trực xử lý các tình huống bất thường sau tiêm.
Đồng thời, các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để người dân nắm rõ và đăng ký tiêm chủng qua chính quyền cơ sở hoặc trên ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" (đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt).
Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.Theo đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ chốt toàn thành phố phải nắm bắt ngay yêu cầu mới, bám sát địa bàn phụ trách, triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả đến từng người dân.
Lưu ý một số biện pháp các cấp, ngành cần tập trung thực hiện trong những ngày tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền khơi dậy phong trào toàn dân, toàn diện phòng, chống dịch COVID-19; tuyên truyền để người dân bình tĩnh, không chủ quan, lơ là chống dịch, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ thái quá.Người dân không nên mua gom hàng hóa, chỉ cần mua đủ dùng vì các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh vẫn được phép hoạt động và thành phố đã tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân.
Cấp ủy, chính quyền phải kích hoạt các tổ công tác phòng, chống COVID-19, nòng cốt là lực lượng công an để tăng cường kiểm tra, giám sát vừa chấn chỉnh những biểu hiện chủ quan, lơ là; vừa phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch kết hợp với truyền thông rộng rãi để giáo dục, răn đe. Đồng chí Đinh Tiến Dũng cũng nhắc nhở phải chuẩn bị ngay các phương án kỹ thuật, quy mô các điểm cách ly cho các tình huống dịch phức tạp hơn. Các cấp, ngành chủ động "4 tại chỗ" chuẩn bị trước mọi điều kiện cần thiết nếu dịch diễn biến xấu. Ngày 20/7, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc. Khẳng định đây là sự kiện chính trị quan trọng của Quốc hội và đất nước, trong đó Hà Nội tự hào là nơi diễn ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp ủy Đảng từ thành phố đến cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm thực hiện hiệu quả cao công tác phòng, chống dịch COVID-19, qua đó bảo đảm an toàn cho kỳ họp.Các cơ quan chức năng thành phố phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn trước, trong và sau kỳ họp.
Trước mắt, các cơ quan chức năng thành phố phối hợp để thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ đại biểu Quốc hội và các lực lượng tham gia tổ chức phục vụ; tiến hành khử khuẩn, bố trí lực lượng y tế ứng trực tại nơi tổ chức họp Quốc hội và các địa điểm khách sạn nơi đại biểu lưu trú.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tin tưởng với giải pháp mạnh mẽ, kịp thời cùng sự chung sức, chung lòng của cán bộ và nhân dân, Hà Nội sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân, thực hiện tốt "mục tiêu kép", tạo đà đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phớt lờ lệnh cấm, người dân Hà Nội vẫn ra đường tập thể dục, đạp xe sáng 19/7
07:54' - 19/07/2021
Sáng sớm 19/7/2021, dù đã có lệnh cấm người dân vẫn cố tình đi tập thể dục, đạp xe không tuân thủ giãn cách tại khu vực hồ Tây.
-
Thị trường
Lượng khách đến siêu thị tăng cao sau khi Hà Nội siết chặt phòng dịch COVID-19
21:42' - 18/07/2021
Tối 18/7, hệ thống VinMart/VinMart+ tại Hà Nội ghi nhận số lượng người mua sắm tăng cao.
-
Hàng hoá
Hà Nội tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân
19:03' - 18/07/2021
Đến thời điểm hiện nay nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.