Bí thư Thành ủy Hà Nội: Kiểm soát dịch hiệu quả, phục hồi, phát triển bền vững
Năm 2021, Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Nhưng với sự quyết tâm, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành quả trên mọi lĩnh vực, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp năm mới 2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về những dấu ấn năm 2021, các giải pháp của thành phố trong năm 2022 để vừa kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu lớn, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước.
Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những thành tựu nổi bật của Thủ đô trong năm 2021?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Trong năm 2021, cùng với cả nước, Hà Nội đã chịu nhiều tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng nhờ sự đoàn kết, ý chí quyết tâm và nỗ lực vượt bậc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô vẫn cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng với kết quả khả quan. Thành phố luôn chủ động, kịp thời trong mọi tình huống để có các chủ trương, giải pháp trúng, đúng với tinh thần quyết liệt và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Trung ương, phù hợp với diễn biến dịch của thành phố.
Phóng viên: Thưa đồng chí, trong năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã có những quyết sách như thế nào để vừa giải quyết những vấn đề cấp thiết thực tiễn đặt ra, vừa tạo động lực cho Thủ đô phát triển?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Trong năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành 10 chương trình công tác toàn khóa với tiêu chí, lộ trình thực hiện, phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp từ rất sớm. Thành ủy Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, triển khai 2 nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ, công nghiệp văn hóa tạo cơ sở cho các đơn vị, địa phương thực hiện.
Bên cạnh đó, để vừa giải quyết những vấn đề cấp thiết thực tiễn đặt ra, vừa tạo động lực cho Thủ đô phát triển, Thành ủy Hà Nội đã ban hành nhiều nghị quyết về: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội; Chủ trương triển khai Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vừa qua, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành hai chỉ thị về quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, khoáng sản. Đây là những lĩnh vực "nóng" trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn, cũng là vấn đề được nhân dân rất quan tâm.Phóng viên: Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2021, thực tế ghi nhận Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Xin đồng chí cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ có giải pháp như thế nào để tháo gỡ những vấn đề đó?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Trong năm 2021, mặc dù kinh tế Thủ đô có tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương, đơn vị chỉ đạo phát triển kinh tế còn chưa quyết liệt, nhất là trong cụ thể hóa các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm...
Do đó, thời gian tới, Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá cán bộ. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp bảo đảm cân đối lớn, đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm.
Với quan điểm lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ, Hà Nội sẽ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, chú trọng đến các công trình lớn, trọng điểm, có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao.Phóng viên: Hà Nội sẽ làm gì để đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố trong năm 2022, thưa đồng chí?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Trong năm 2022, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khẩn trương, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; nhất là hiện thực hóa 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 10 chương trình công tác toàn khóa, hai nghị quyết chuyên đề và các nghị quyết, chỉ thị quan trọng khác.
Thành phố cũng sẽ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Với chủ đề công tác tiếp nối của năm 2021 là "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2022, thành phố sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Cùng với đó, để ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, hiệu quả sự lây lan của dịch, cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố; chủ động sẵn sàng ứng phó nhanh, kịp thời, đáp ứng hiệu quả trước mọi diễn biến của dịch, trong đó trọng tâm là củng cố, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, năng lực y tế cơ sở. Đặc biệt, với kỳ vọng xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, có sức cạnh tranh cao, ngay từ đầu năm, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố đã ra sức thi đua lao động, sản xuất, để hoàn thành đạt, vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2022, trong đó phấn đấu tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7-7,5% so với năm 2021.Phóng viên: Thưa đồng chí, Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã cận kề, Thành ủy Hà Nội đã có chủ trương như thế nào để người dân Thủ đô có một cái Tết an toàn, ấm áp?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Với mục tiêu là tổ chức cho nhân dân Thủ đô đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm, ứng phó linh hoạt với diễn biến của dịch COVID-19, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, nhà nhà, người người đều có Tết, bên cạnh các nhiệm vụ phòng, chống dịch, đảm bảo an ninh trật tự, thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ngoài phần quà của Nhà nước, dự kiến, thành phố dành hơn 395 tỷ đồng tặng quà cho gần 915.000 đối tượng chính sách trên địa bàn dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Thành phố yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp trước, trong và sau Tết, đặc biệt bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn, khu vực, thực hiện biện pháp y tế phòng, chống dịch… Nhân dịp này, tôi xin gửi tới nhân dân Thủ đô, các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các doanh nhân, chuyên gia, tình nguyện viên, bạn bè nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công; luôn nêu cao ý thức tự giác, thực hiện thật tốt các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19. Tôi tin tưởng, năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục phấn đấu, giành được những kết quả cao trên các lĩnh vực, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô, là trái tim của cả nước.Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội vượt khó, hoàn thành mục tiêu kép
08:54' - 02/01/2022
Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến 15 giờ ngày 31/12 của Hà Nội là 263.315 tỷ đồng, đạt 111,8% dự toán Trung ương giao, đạt 104,7% dự toán thành phố giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần gấp 3 lần tháng bình thường
16:32' - 29/12/2021
Đến nay, thành phố Hà Nội đã dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu với giá trị 39 tỷ đồng, gấp 3 lần tháng bình thường và có 44 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá với tổng giá trị hàng hóa là 18 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới
11:39' - 25/12/2021
Cùng với việc hoàn thành, khai thác tuyến Nhổn - ga Hà Nội, thành phố sẽ chuẩn bị đầu tư, khởi công thêm 3 tuyến đường sắt đô thị khác trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tập trung cho tuyến cơ sở, giảm tối đa bệnh nhân tăng nặng phải chuyển tầng
22:33' - 23/12/2021
Ngày 23/12, tại Hội nghị BTV Thành ủy Hà Nội về phòng, chống COVID-19, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các cấp, ngành tập trung nâng cao năng lực y tế cơ sở.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.