Bí thư Thành ủy Hà Nội: Thu ngân sách phải bảo đảm 2 “mục tiêu kép”
Sáng 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND thành phố về tình hình tài chính - ngân sách giai đoạn 2016-2019 và cân đối thu, chi ngân sách năm 2020; định hướng xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách của thành phố năm 2021; tiến độ thực hiện và giải ngân gói hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc; lãnh đạo UBND, HĐND thành phố và gám đốc một số sở, ban, ngành.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, giai đoạn từ năm 2016- 2019, UBND thành phố đã ban hành kịp thời các quy định về tài chính - ngân sách trên cơ sở thống nhất chủ trương của Thành ủy, sự phối hợp của UBND và HĐND thành phố. Nhờ đó, thành phố luôn hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước mà Trung ương giao, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng hơn 2% lên mức 91,7%, nợ đọng giảm dần còn 4,6% vào cuối năm 2019.
Hà Nội cũng cơ cấu tốt các khoản chi, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gần 5% trong 4 năm qua, giúp thành phố tận dụng được nguồn lực phục vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Năm 2020, mặc dù tiến độ thu ngân sách trong quý I đạt yêu cầu nhưng thành phố dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong những quý còn lại vì hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các tác động gián tiếp khác... Hà Nội cũng dự báo dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giảm hơn 33.000 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương giảm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Để triển khai các Nghị định 41 và 42/2020/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn vì dịch COVID-19, Hà Nội bước đầu xác định các tác động tới khoản thu, chi ngân sách và đưa ra phương án cân đối ngân sách các cấp 2020 bằng các giải pháp như: cắt giảm dự toán chi thường xuyên, sử dụng kết dư ngân sách năm ngoái; sử dụng nguồn cải cách tiền lương và một phần Quỹ Dự trữ tài chính, ngân sách thành phố xem xét hỗ trợ cho các quận, huyện không bảo đảm cân đối ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá, trong những năm qua và 4 tháng đầu năm 2020, ngành tài chính thành phố có nhiều nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ tài chính, ngân sách, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh, phúc lợi xã hội của thành phố, đồng thời đóng góp hỗ trợ cho các địa phương khác trên cả nước.
Trên cơ sở phương án thu, chi ngân sách, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố tiếp tục cập nhật, đánh giá xác thực, thận trọng hơn về thu, chi để quyết tâm bảo đảm cân đối năm 2020, phấn đấu để có khoản thu cao nhất trên cơ sở khai thác hết dư địa; chi trên cơ sở khả năng thu, ưu tiên cho lĩnh vực con người, chính sách xã hội, người có công, môi trường, bảo đảm an ninh xã hội; tăng cường phân cấp cho các quận, huyện trong chi trả gói hỗ trợ của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP. Hà Nội cần cân đối thu, chi ngân sách năm 2020 đặt trong cân đối của năm 2021 và giai đoạn 2021- 2025.
Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Chỉ thị tăng cường quản lý cân đối thu chi ngân sách, giao nhiệm vụ cho các ngành, quận, huyện các nhiệm vụ cơ bản; trong đó, bảo đảm nguyên tắc chi trong khả năng thu, giảm thu thì giảm chi, sắp xếp lại các khoản chi, bảo đảm chi theo dự toán.
Công tác thu ngân sách phải bảo đảm hai “mục tiêu kép” là vừa phòng, chống dịch vừa bảo đảm phục hồi sản xuất, kinh doanh, tăng cường kích cầu bằng cơ chế, chính sách để doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm cho người lao động; chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, tăng cường công tác quản lý chứng từ hoá đơn, chống gian lận thuế, áp dụng hoá đơn điện tử, trước hết là các quận nội đô, các trung tâm thương mại lớn để giảm thuế khoán.
Đồng thời, công tác thu ngân sách phải thúc đẩy thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; tạo thuận lợi thương mại gắn với chống gian lận thương mại; xử lý các vướng mắc hiện tại về đất đai của các dự án theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn thu; tạo thuận lợi nhưng cũng tăng cường kiểm soát chi của Kho bạc, nhất là các khoản chi trong phòng, chống dịch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng giao UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan rà soát đúng các đối tượng doanh nghiệp thực hiện giãn, hoãn nộp thuế; rà soát cơ cấu nguồn chi để thực hiện hoặc báo cáo HĐND quyết định nguồn thực hiện chi trả an sinh xã hội kịp thời theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP và các chính sách an sinh đặc thù theo yêu cầu của Chỉ thị 31-CT/TU ngày 3/4/2020 của Thành ủy Hà Nội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xe buýt hoạt động trở lại trên 104 tuyến ở Hà Nội
09:50' - 23/04/2020
Sáng 23/4, sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng cách ly xã hội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức tổ chức vận hành lại trên 104 tuyến xe buýt với chỉ tiêu mới là 3.709 lượt xe/ngày, đạt 22,5%.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phương án tuyển sinh chính thức năm 2020
20:21' - 22/04/2020
Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức thi vào khoảng cuối tháng 7/2020, trước Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội ngừng cách ly xã hội từ 0 giờ ngày 23/4, trừ hai huyện Mê Linh và Thường Tín
20:06' - 22/04/2020
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã quyết định ngừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố từ 0 giờ ngày 23/4/2020, nhưng vẫn phải chấp hành theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn: Thị trường tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
18:13'
Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia
18:03'
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái định vị vai trò và đóng góp của doanh nghiệp trong bối cảnh mới
17:56'
Những biến động trên thị trường tài chính thế giới và trong nước đang khiến các doanh nghiệp đặt câu hỏi: "Phải định vị lại doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay?"
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ
17:19'
Sau 10 thăm thiết lập, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện: Song phương, khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu
17:06'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ, kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: "Vẫn còn có lỗ hổng" của doanh nghiệp
16:58'
Với vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy xảy ra vừa qua, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận "vẫn còn có lỗ hổng", trong trường hợp này nằm ở khâu thực thi của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu không đủ năng lực xây dựng sân vận động Đà Lạt
16:41'
Công trình sân vận động Đà Lạt có quy mô 20.000 chỗ ngồi với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 2/2020, dự kiến hoàn tất vào tháng 2/2022, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
50 năm quan hệ Việt Nam - Italy: Phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu
15:43'
Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã trao đổi với phóng viên TTXVN về những thành tựu đạt được trong 50 năm cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế đạt hơn 8% trong quý I/2023
15:40'
Quý I/2023, nền kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh duy trì được sự phát triển ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ước tăng 8,04%.