Bình Định sẽ có 22 đô thị vào năm 2035
Theo nội dung “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh Bình Định công bố ngày 8/4, tỉnh Bình Định sẽ có 22 đô thị; trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia, theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, cho biết: "Thông qua quy hoạch này sẽ tạo điều kiện để Bình Định phát triển đô thị, phát triển kinh tế biển, dịch vụ - du lịch; hướng tới phát triển bền vững từ đô thị đến nông thôn. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để từng bước triển khai quy hoạch này nhằm phát triển tỉnh Bình Định xứng tầm là một trong những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đánh giá, đồ án quy hoạch xây dựng vùng của tỉnh Bình Định đã xác định một tầm nhìn mới và các chiến lược phát triển của vùng, khẳng định tính chất, vai trò vị thế của Bình Định, với mục tiêu đến năm 2035 là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Nam Trung bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Camphuchia, Thái Lan ra biển Đông.
Với quy hoạch này, Bình Định là một trong những hạt nhân quan trọng trong nền kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là căn cứ để các địa phương trong vùng tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô thị, khu chức năng, quy hoạch nông thôn và các chương trình phát triển đô thị.
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Bình Định có thêm 8 đô thị mới sẽ hình thành, bao gồm: Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát); Phước Hòa, Phước Lộc (huyện Tuy Phước); An Hòa (huyện An Lão); Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ); Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân); Canh Vinh (huyện Vân Canh), với tổng dân số toàn tỉnh ước khoảng 1,91 triệu người; trong đó có khoảng 930.000 dân đô thị, tỉ lệ đô thị hóa đạt hơn 48,6%.
Phạm vi lập quy hoạch là toàn tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên 6.050km2, bao gồm 11 đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện.
Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng mô hình không gian tỉnh phát triển linh hoạt và hiệu quả; phát triển hệ thống đô thị - nông thôn theo hướng bền vững, giữ gìn sinh thái môi trường và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế; xây dựng hạ tầng kỹ thuật diện rộng, các công trình đầu mối kỹ thuật kết nối đồng bộ với hệ thống đô thị, các khu động lực kinh tế và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia.
Theo quy hoạch, phân vùng phát triển kinh tế vùng tỉnh Bình Định được chia thành 2 tiểu vùng. Tiểu vùng số 1 là vùng kinh tế phát triển tổng hợp có diện tích khoảng 364.000 ha, bao gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
Theo đó, Quy Nhơn là thành phố trung tâm phát triển của tiểu vùng, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Định.
Định hướng phát triển của tiểu vùng là phát triển công nghiệp, cảng biển, logistics dựa trên các lợi thế đầu mối giao thông vùng – quốc gia; phát triển du lịch gắn với văn hóa lịch sử, đồng thời phát triển chuyên sâu lĩnh vực giáo dục, y tế.
Tiểu vùng số 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao, với diện tích khoảng 240.000 ha, bao gồm các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân; trong đó Hoài Nhơn là đô thị trung tâm của tiểu vùng.
Định hướng phát triển của tiểu vùng là đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch sinh thái.
Về định hướng phát triển du lịch, Bình Định có 3 cụm du lịch trọng tâm trên cơ sở lợi thế của từng vùng trong tỉnh. Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận, gồm các điểm du lịch tại thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát.
Cụm này chú trọng phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao, du lịch tâm linh, tham quan di tích kiến trúc tôn giáo, thắng cảnh; du lịch khoa học gắn với tổ hợp không gian khoa học - giáo dục Ghềnh Ráng, du lịch sinh thái gắn với đầm Thị Nại.
Cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận, gồm các điểm du lịch tại đô thị Tây Sơn và Vĩnh Thạnh, với sản phẩm du lịch là các điểm di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội, tâm linh; giáo dục, tri ân, du lịch sinh thái.
Cụm du lịch Hoài Nhơn và vùng phụ cận, gồm các điểm du lịch tại đô thị Hoài Nhơn và các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân và An Lão, với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử-văn hóa; thể thao, vui chơi giải trí, du lịch mạo hiểm, văn hóa ẩm thực.
Đặc biệt, quy hoạch xây dựng thành phố Quy Nhơn là trung tâm du lịch của tỉnh Bình Định, đồng thời là một trong những trung tâm tiểu vùng du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ trong Tổng điều tra dân số 2019 tại Bình Định
17:09' - 01/04/2019
Sáng 1/4, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã diễn ra Lễ ra quân Tổng điều tra dân số năm 2019. Bình Định là một trong bốn tỉnh được chọn làm mẫu, tiêu biểu cho khu vực duyên hải miền Trung.
-
Bất động sản
VinaCapital đầu tư dự án nghỉ dưỡng 4 sao tại Bình Định
11:30' - 30/03/2019
Tập đoàn VinaCapital vừa đầu tư vào dự án du lịch tại Khu du lịch biển Nhơn Lý – Cát Tiến, thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Đình Định) với khoản đầu tư hơn 1.158 tỉ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Định: Toàn bộ 15 xã huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn nông thôn mới
08:52' - 23/03/2019
Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) vừa công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý chất thải sản xuất cà phê: Giải pháp nào để chuyển mình bền vững?
18:14'
Quản lý rác thải trong sản xuất cà phê là một trong những thách thức lớn đối với ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình theo hướng bền vững và hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khẳng định tăng cường hợp tác với Việt Nam vì lợi ích chung
17:56'
Theo người phát ngôn Lâm Kiếm, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị theo chủ nghĩa xã hội. Việc tăng cường đoàn kết và hợp tác là vì lợi ích chung của cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương ký quy chế phối hợp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
17:37'
Ngày 11/4, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay quốc tế Nội Bài tăng 17 bậc trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới
17:33'
Sân bay quốc tế Nội Bài của Việt Nam cũng đã lên thứ hạng 79 trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới năm 2025, tăng 17 bậc so với năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nhân lực chất lượng cao quyết định thành công của chuyển đổi xanh
15:37'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần tập trung nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, am hiểu về chuyển đổi xanh và có khả năng quản trị rủi ro môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
14:50'
Tỉnh Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây theo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 500 nghìn người
12:05'
Chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tăng sự tự chủ của các địa phương
11:57'
Việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây (Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim
11:02'
Đối với Quảng Tây (Trung Quốc), Việt Nam được xem là đối tác gần gũi nhất, khi chỉ cần mở cửa là đã tiếp giáp. Trong triển khai hợp tác quốc tế, quốc gia đầu tiên Quảng Tây hướng đến cũng là Việt Nam.