Bình Phước chuẩn bị hạ tầng công nghiệp chủ động đón sóng dịch chuyển đầu tư
UBND tỉnh Bình Phước cho biết hiện nay trên địa bàn đã quy hoạch 13 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.000 ha; đã có 12/13 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 368 dự án với tổng số vốn hơn 2,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hơn 12.000 tỷ đồng vốn trong nước.
Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chủ yếu tập trung các ngành: sản xuất, chế tạo linh kiện điện tử; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các ngành quần áo, dệt may, giày dép, gỗ. Vài năm gần đây, ngành chế biến thịt lợn, gà đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn Bình Phước.
Ngoài ra, tỉnh Bình Phước có Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với diện tích 28.364ha. Hiện tỉnh Bình Phước đã chấp thuận chủ trương cho 91 doanh nghiệp với diện tích 1.685ha trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Đối với phát triển cụm công nghiệp, tỉnh Bình Phước đã quy hoạch 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.600 ha; hiện đã có 9 cụm công nghiệp đã thành lập; trong đó 1 cụm đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước nhìn nhận những tồn tại trong phát triển các khu công nghiệp thời gian qua. Trong đó diện tích các khu công nghiệp chưa đồng bộ, có sự chênh lệch lớn, như khu công nghiệp Chơn Thành II (76ha), Nam Đồng Phú (72ha) có diện tích quá nhỏ. Trong khi khu công nghiệp Becamex – Bình Phước có diện tích quá lớn (2.450ha). Từ đó làm hạn chế hiệu quả đầu tư của các khu công nghiệp. UBND tỉnh Bình Phước cho rằng các khu công nghiệp có diện tích nhỏ sẽ triển khai nhanh việc đầu tư hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy.Trong khi, đối với các các khu công nghiệp có diện tích quá lớn sẽ kéo dài công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy diện tích. Trong khi đó hạn mức được Trung ương phân bổ về diện tích đất công nghiệp là có giới hạn.
Do đó, khi các khu công nghiệp quá lớn chậm triển khai, điều đó cũng đồng nghĩa hạn mức đất công nghiệp không còn để triển khai phát triển các khu công nghiệp khác. Điều này dẫn đến sự kìm hãm phát triển của Bình Phước.
Theo UBND tỉnh Bình Phước, thực tế hiệu quả thu hút vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp chưa cao do thu hút các ngành thâm dụng lao động, suất đầu tư thấp, đóng góp cho ngân sách địa phương thấp (như ngành dệt may, da giày). Thực tế thời gian qua đã tạo gánh năng cho địa phương về cung ứng lao động, giải quyết hạ tầng xã hội. Để đón đầu xu hướng phát triển công nghiệp trong thời gian tới, UBND tỉnh Bình Phước vừa quyết định ban hành “Đề án phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030”. UBND tỉnh Bình Phước cho rằng, hiện nay Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA); cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và hậu quả dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nước ngoài, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, dịch chuyển đầu tư sang các nước; trong đó có Việt Nam. Nhằm tạo động lực cho địa phương có điều kiện phát triển và đón đầu xu hướng dịch chuyển đầu tư, tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển 8.290 ha đất khu công nghiệp, 25.864 ha đất khu kinh tế và 730 ha đất cụm công nghiệp. Đến 2030 sẽ phát triển thêm lần lượt là 11.522ha, 25.864ha và 1.279ha. Để thực hiện Đề án trên, tỉnh Bình Phước kiến nghị Trung ương bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để làm cơ sở phát triển đất công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 diện tích 16.461 ha đất khu công nghiệp, 1.828ha đất cụm công nghiệp và 25.864 ha đất phát triển khu kinh tế. Ngoài ra, các chính sách như giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng thu hút nhà đầu tư thứ cấp, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư hệ thống xử lý môi trường… được tỉnh Bình Phước chú trọng và hỗ trợ bằng nhiều hình thức ưu đãi nhằm hỗ trợ nhà đầu tư. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh các địa phương phát triển mạnh về công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương; là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên kết nối với Tp. Hồ Chí Minh và Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.Ngoài ra, Bình Phước hiện vẫn còn quỹ đất dồi dào, diện tích đất công lớn, đất sạch, các sản phẩm nông sản như hạt điều, cao su, cà phê lớn, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây sẽ là những thế mạnh lớn để Bình Phước phát triển mạnh trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bình Phước xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc)
18:47' - 29/09/2022
Chiều 29/9, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc).\
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Phước cảnh báo việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội là trái luật
11:40' - 27/09/2022
Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn cảnh báo về việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước phát triển kết cấu hạ tầng thương mại biên giới
11:10' - 21/09/2022
Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia.
-
Kinh tế tổng hợp
Bình Phước: Cháy nhà dân khiến một người tử vong, hai người bị thương
09:15' - 11/09/2022
Ngày 11/9, một vụ cháy xảy ra tại căn nhà của người dân ở gần Quốc lộ 13 (thuộc ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước), khiến một người tử vong, hai người bị thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng vẫn đối mặt với thách thức thể chế và tài chính
11:30'
Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 sáng 28/7 nhận định việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức, nhất là khoảng trống thể chế và rào cản tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ hợp tác với Fukuoka (Nhật Bản) trong lĩnh vực thoát nước
11:25'
Sáng 28/7, tại thành phố Cần Thơ diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thoát nước và giao lưu kinh tế giữa Ủy Ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Chính quyền thành phố Fukuoka (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.