Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng về Thông tư 20
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương (Thông tư 20), Bộ Công Thương đã tổ chức họp để xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Bộ cũng đã tập hợp, nghiên cứu nghiêm túc ý kiến của người dân và doanh nghiệp về vấn đề này do các cơ quan báo chí truyền tải. Trên cơ sở đó, ngày 18/8, Bộ đã có báo cáo chính thức về Thông tư 20 trình Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo nêu rõ, trước thời điểm Thông tư 20 được ban hành, ở Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng một số chủng loại phương tiện (chủ yếu là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống) được nhà sản xuất triệu hồi trên toàn thế giới để khắc phục lỗi nhưng không được triệu hồi ở Việt Nam.
Đứng trước thực trạng bất hợp lý này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 20 vào ngày 12/5/2011.
Theo Thông tư này, thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (loại chưa qua sử dụng) khi làm thủ tục nhập khẩu phải nộp những giấy tờ sau cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là doanh nghiệp nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó; giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.
Tuy nhiên, sau khi Thông tư 20 được ban hành thì đã có rất nhiều ý kiến phản đối với lý do là Thông tư 20 là điều kiện đầu tư kinh doanh. Do nhập khẩu ô tô không phải là ngành thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4, Luật Đầu tư năm 2014 nên Thông tư 20 là văn bản trái pháp luật, cần phải được bãi bỏ.
Giải trình về những luồng ý kiến trái chiều này, Bộ Công Thương khẳng định: Đầu tư kinh doanh, theo định nghĩa tại khoản 5, Điều 3, Luật Đầu tư 2014, là "việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư".
Đối chiếu với định nghĩa này, Thông tư 20 không phải là điều kiện bởi đầu tư kinh doanh can thiệp vào việc "bỏ vốn đầu tư" để thành lập tổ chức kinh tế nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh ô tô, mà cụ thể là sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ ô tô. Nói cách khác, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền "bỏ vốn đầu tư" thành lập tổ chức kinh tế để kinh doanh ô tô mà không cần phải tuân thủ Thông tư 20.
Thông tư này không chỉ đơn thuần là một thủ tục hành chính được áp dụng đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu để bảo đảm một mục tiêu quản lý. Theo đó, nếu thương nhân nhập khẩu không đáp ứng được thủ tục này, sẽ không thể hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Các thủ tục áp dụng cho hàng nhập khẩu như vậy có rất nhiều và trong tuyệt đại đa số các trường hợp, đều không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh (ví dụ như Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch động thực vật hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam... do cơ quan có thẩm quyền cấp).
Đơn cử mặt hàng hoa quả tại Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền bỏ vốn đầu tư để kinh doanh mua, bán hoa quả bởi đây không phải là ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu hoa quả từ nước ngoài, thương nhân nhập khẩu sẽ không thể hoàn thành thủ tục hải quan nếu không xuất trình được một số giấy tờ nhất định. Từ trước tới nay, yêu cầu này không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh hoa quả, cũng không bị coi là vi phạm Luật Cạnh tranh hay bất kỳ luật nào khác của Việt Nam.
Hơn nữa, là một thủ tục hành chính áp dụng chung cho mọi thương nhân nhập khẩu, Thông tư 20 không vi phạm quy định nào của Luật Cạnh tranh. Thông tư 20 không chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu để buộc người tiêu dùng phải mua ô tô tại doanh nghiệp đó.
Quy định về Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền chính hãng được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô mới từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Việc doanh nghiệp có được Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền chính hãng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý không can thiệp vào quá trình này.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã tự hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chí của hãng sản xuất và có được Giấy ủy quyền để tham gia nhập khẩu ô tô. Theo số liệu do Bộ Giao thông vận tải cung cấp, vào năm 2012 (sau khi ban hành Thông tư 20) số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ô tô đã giảm mạnh từ 539 về còn 58 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến năm 2015, con số này đã tăng lên thành 314 doanh nghiệp. Đây chưa phải là số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan nhưng trong chừng mực nào đó cũng cho thấy lượng doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ô tô đang tăng lên.
Một số ý kiến cho rằng người tiêu dùng có quyền từ chối bảo hành, bảo dưỡng chính hãng. Quy định thương nhân nhập khẩu, phân phối ô tô phải cung cấp bảo hành, bảo dưỡng chính hãng là vi phạm "quyền được đi xe mà không cần bảo hành" của người tiêu dùng.
Bộ Công Thương nhận thấy ý kiến này là chưa thỏa đáng bởi khác với nhiều mặt hàng khác, ô tô là mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của người khác khi tham gia lưu thông. Vì vậy, người sử dụng ô tô không những không có quyền từ chối bảo hành mà còn có nghĩa vụ phải bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại các cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẳng định Thông tư 20 không vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, do không được ban hành để "hạn chế nhập khẩu" hoặc "kiềm chế nhập siêu" nên tất cả các ý kiến dẫn chiếu số liệu nhập khẩu ô tô thời kỳ 2011-2015 để cho rằng "Thông tư 20 đã không đạt được mục đích hạn chế nhập khẩu, cần phải được bãi bỏ" đều là không phù hợp.
Với các phân tích trên, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Cùng với đó, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm các loại phương tiện này được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.
Ngoài ra, giao Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư 20 khi các quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành chính thức có hiệu lực. Đồng thời, giao Bộ Công Thương, căn cứ các quy định của pháp luật cạnh tranh, giám sát hoạt động nhập khẩu, phân phối ô tô tại Việt Nam để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần loại bỏ những bất cập trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp
16:37' - 11/08/2016
Cần nhìn tổng thể các luật, để loại bỏ bất cập. Nhất là bất cập khi triển khai dự án đầu tư, các dự án liên quan nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đất đai…
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tư 20: Nên giữ hay nên bỏ?
16:17' - 11/08/2016
Thông tư 20/2011/TT-BCT về điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô hết hiệu lực vào 1/7/2016. Tuy nhiên, đang có nhiều ý kiến trái chiều trong việc giữ và nâng cấp Thông tư 20 hay bãi bỏ hẳn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư tại Hải Phòng
20:44' - 10/08/2022
Ngày 10/8, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Cảnh báo doanh nghiệp về chính sách nhập khẩu mì của Campuchia
20:43' - 10/08/2022
Tại điều 4 Prakas số 263 C về thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có quy định thực phẩm nhập khẩu vào Campuchia phải đáp ứng yêu cầu về an toàn của nước này hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
-
DN cần biết
Ra mắt giao diện mới trang thông tin điện tử Tổng cục Du lịch
17:46' - 10/08/2022
Trung tâm Thông tin du lịch vừa chính thức ra mắt giao diện mới trang thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước của Tổng cục Du lịch tại địa chỉ https://vietnamtourism.gov.vn/.
-
DN cần biết
Việt Nam đề nghị Tập đoàn Nasdaq giới thiệu các nhà đầu tư Mỹ có uy tín
10:55' - 10/08/2022
Ngày 9/8, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có cuộc gặp với ông Robert McCooey, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh và châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Nasdaq
-
DN cần biết
Snap lên kế hoạch cắt giảm lao động sau khi thua lỗ
09:59' - 10/08/2022
“Cha đẻ” của ứng dụng nhắn tin Snapchat, Snap Inc. đang có kế hoạch cắt giảm lao động sau khi lỗ ròng trong quý II. Trước đó, công ty cho biết "không hài lòng" với hiệu suất kinh doanh gần đây.
-
DN cần biết
Campuchia sẽ kiểm tra mì của Việt Nam sau cảnh báo của EU
20:10' - 09/08/2022
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) phát hiện một số mì nhập khẩu từ Việt Nam có chứa ethylene oxide (chất cấm sử dụng trong thực phẩm), các cơ quan Campuchia dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn chặn.
-
DN cần biết
Singapore nhiều hoạt động kỷ niệm biểu tượng du lịch tượng Merlion tròn 50 tuổi
20:09' - 09/08/2022
Ngày 15/9 tới, Tượng Merlion đầu sư tử, mình cá của Singapore sẽ bước sang tuổi 50. Nhân sự kiện này, người dân địa phương và du khách sẽ được khám phá hơn 20 trải nghiệm và sản phẩm du lịch đặc biệt.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán từ Việt Nam
17:14' - 09/08/2022
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngày 31/8 sẽ diễn ra sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc
16:54' - 09/08/2022
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra trong 5 ngày kể từ ngày 31/8 - 4/9/2022.