Bộ Công Thương lưu ý về trách nhiệm bảo hành theo pháp luật bảo vệ tiêu dùng
Chính sách bảo hành là một trong các nội dung quan trọng, có tác động đáng kể tới quyết định mua bán hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm có mức giá cao, có hàm lượng công nghệ phức tạp và hiện đại.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, khiếu nại về bảo hành là nội dung thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khiếu nại gửi tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý: bảo hành không phải là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả doanh nghiệp. Quy định này được nêu rõ tại Điều 446 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và tại Điều 21 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Theo đó, có hai trường hợp phát sinh trách nhiệm bảo hành gồm: thỏa thuận của các bên; hoặc quy định của pháp luật. Hiện nay, để tăng cường năng lực cạnh tranh, phần lớn doanh nghiệp đều chủ động ban hành chính sách bảo hành. Việc thực hiện trách nhiệm này xuất phát từ sự tự nguyện của doanh nghiệp. Thế nhưng, vẫn có một số lĩnh vực bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện bảo hành như: bảo hành đối với nhà ở theo quy định tại Luật nhà ở năm 2014. Hơn nữa, việc xác định trách nhiệm bảo hành được thực hiện theo quy định pháp luật hay do sự tự nguyện của doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người tiêu dùng thực hiện đầy đủ, chính xác quyền lợi của mình trong các giao dịch. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, khi mua hàng người tiêu dùng cần chú ý hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Cùng với đó, người tiêu dùng nên mua sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận, cấp phép bởi các cơ quan chức năng. Việc sử dụng sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không chỉ đảm bảo về chất lượng của sản phẩm mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi có vấn đề phát sinh, đặc biệt là đối với việc áp dụng và thực hiện các chính sách bảo hành. Ngoài ra, hóa đơn mua hàng và giấy bảo hành là các bằng chứng để chứng minh giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời, hoá đơn và giấy bảo hành cũng là tài liệu cung cấp các thông tin liên quan đến quyền lợi bảo hành của người tiêu dùng... Việc thiếu một trong các loại giấy tờ trên có thể dẫn tới việc doanh nghiệp từ chối làm việc với người tiêu dùng khi có vấn đề phát sinh. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng hãy lưu ý luôn giữ hóa đơn và giấy tờ bảo hành sản phẩm sau khi mua. Về phía doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo xây dựng và áp dụng chính sách bảo hành trong phần lớn trường hợp là tự nguyện đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp áp dụng chính sách bảo hành, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thực hiện một số quy định. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, tại Điều 21 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, một số trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện khi doanh nghiệp áp dụng chính sách bảo hành. Cụ thể, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp. Mặt khác, doanh nghiệp cần cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành; trong đó, ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện, hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hay đổi hàng hóa mới. Cùng đó, cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời. Hoặc, có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành. Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được, hoặc không khắc phục được lỗi. Ngoài ra, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự, khi thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi. Đồng thời, chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, chính sách bảo hành là một dạng điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp. Vì vậy, theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp đảm bảo điều khoản của chính sách bảo hành không có điều khoản không có hiệu lực theo quy định tại Điều 16 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, cần bảo đảm chính sách bảo hành được công bố công khai trước khi giao dịch với người tiêu dùng. Cùng đó, chính sách bảo hành phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương gỡ khó cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa
18:35' - 24/08/2021
Bộ Công Thương vừa có hai công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương tiếp tục duy trì biện pháp chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
17:20' - 23/08/2021
Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1975/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phát động 3 giải thưởng về hiệu quả năng lượng năm 2021
11:08' - 23/08/2021
Thời gian nhận hồ sơ tham gia các giải thưởng bắt đầu từ ngày 25/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021. Hội đồng kỹ thuật sẽ lựa chọn các công trình, sản phẩm, doanh nghiệp đạt tiêu chí xét tặng giải thưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
09:04'
Hãy cùng nhìn lại một số dự kiến kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:24'
Sáng 25/5, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy chính sách giúp doanh nghiệp tự tin để bứt phá
18:24' - 24/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) được ban hành được coi là đòn bẩy giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, bứt phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18' - 24/05/2025
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30' - 24/05/2025
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.