Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo
Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước tác động của diễn biến thị trường thế giới và trong nước theo Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, Bộ Công Thương cho biết sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống (như Philippines, Indonesia, Trung Quốc) cũng như tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương dự kiến sẽ họp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và doanh nghiệp trong tháng 3/2025 để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Philippines và Trung Quốc. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại lúa gạo toàn cầu và các thị trường truyền thống, cũng như của các đối thủ cạnh tranh để kịp thời có giải pháp phù hợp.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương, doanh nghiệp để triển khai hiệu quả Nghị định số 01/2025/NĐ-CP ngày 01/01/2025 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 01/03/2025) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trước đó, tại cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức sáng 4/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, trong câu chuyện xuất khẩu gạo, việc tìm kiếm thị trường mới bên cạnh duy trì các thị trường truyền thống đã được triển khai và hoạt động này cần tiếp tục đẩy mạnh. Gắn với đó là sự điều chỉnh cơ cấu, chủng loại gạo; nhất là cần tập trung vào gạo chất lượng cao.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, thời gian qua đã có sự thay đổi lớn trong việc kiểm soát vấn đề xuất khẩu gắn liền với sản xuất chế biến. Việc này đã được triển khai trong năm 2024 và được kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2025. Đặc biệt, vai trò điều phối của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng như sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng hết sức quan trọng.
Về phía Bộ Công Thương sẽ ghi nhận, tiếp thu các khuyến nghị của các hiệp hội, ngành hàng, địa phương, trong đó có việc triển khai Nghị định 01/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự kiến, sắp tới sẽ có hội nghị chuyên đề bàn về xuất khẩu gạo.Liên quan đến câu chuyện kích hoạt giá sàn, Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu, tuy nhiên, vấn đề được tính đến đó là kích hoạt dự trữ, đảm bảo bình ổn; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc này. Đây cũng là một trong những giải pháp đóng góp vào công tác bình ổn giá lúa gạo. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường mới và thị trường truyền thống để đảm bảo xuất khẩu gạo bền vững trong dài hạn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện "Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030" và các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại các Chỉ thị, Công điện về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo.Chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND các địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện việc thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo góp phần làm lành mạnh thị trường đặc biệt là khả năng dự trữ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Mặt khác, chủ trì tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn, thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa với các phân khúc sản phẩm của Việt Nam, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc (gạo chất lượng cao, gạo thơm đặc sản giá trị cao như ST24, ST25), Trung Đông, châu Phi, ASEAN (gạo trắng) thông qua các hiệp định thương mại tự do hoặc các thỏa thuận song phương đã ký kết nhằm đa dạng hóa thị trường, giảm dần phụ thuộc vào các quốc gia nhập khẩu truyền thống; cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thời điểm tập trung xuất khẩu có lợi về giá và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, tăng cường các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ gạo trong nước; quan tâm các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia về đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm, thiết kế bao bì nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương tổng kết, đánh giá và rà soát, đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP toàn diện trong quý II năm 2025.Trong số đó, nghiên cứu đề xuất bổ sung các tiêu chí, điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh, xuất, nhập khẩu gạo, theo hướng ưu tiên, ưu đãi đối với các đơn vị có chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm có hệ thống kho chứa, logistics đồng bộ, hiện đại nhằm khắc phục tình trạng thương lái thu mua ép giá nông dân. Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ tín nhiệm đối với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gạo hướng tới giảm đầu mối và minh bạch thông tin.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương đề xuất giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%
14:48' - 05/03/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCT về một số giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, quản lý nhập khẩu năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bảo hiểm Bảo Việt chi trả gần 300 tỷ đồng bảo hiểm sau thiệt hại từ bão số 3
16:06' - 21/03/2025
Bảo hiểm Bảo Việt đã chi trả gần 300 tỷ đồng, góp phần giảm thiểu gánh nặng tài chính và giúp các doanh nghiệp và cá nhân nhanh chóng quay lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-
DN cần biết
Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới từ kinh tế chăm sóc
20:19' - 20/03/2025
Sự phân bổ không cân bằng của các trách nhiệm chăm sóc giữa nam và nữ đang tạo ra những rào cản lớn đối với sự tham gia và phát triển nghề nghiệp của phụ nữ
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - VietNam Expo 2025
17:13' - 20/03/2025
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
-
DN cần biết
Hàn Quốc sẽ thành lập trung tâm logistics phức hợp tại Đồng Nai
10:55' - 20/03/2025
Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc ngày 20/9 thông báo sẽ xây dựng trung tâm kho vận (logistics) phức hợp tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, tỉnh Đồng Nai của Việt Nam.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đường mía xuất xứ từ Thái Lan
22:29' - 19/03/2025
Cục Phòng vệ thương mại vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
-
DN cần biết
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc qua VNeID
19:23' - 19/03/2025
Chiều 19/3, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Dữ liệu Dân cư và Căn cước công dân (RAR) thuộc Cục Cảnh sát và Công ty Dược phẩm Pharmacity ký hợp tác về dịch vụ xác thực điện tử của Pharmacity qua VNeID.
-
DN cần biết
Người chơi huyện vùng cao Hà Giang trúng hơn 22 tỷ đồng khi mua xổ số điện toán Vietlott
18:31' - 19/03/2025
Anh V.V.M, thuê bao VinaPhone đến từ một huyện vùng cao của Hà Giang với giá trị giải thưởng hơn 22,8 tỷ đồng của Vietlott.
-
DN cần biết
VietNam Expo 2025: Cơ hội thúc đẩy mục tiêu xuất khẩu
16:51' - 19/03/2025
VietNam Expo 2025 diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế 91 Trần Hưng Đạo Hà Nội, dự kiến quy tụ khoảng 500 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trưng bày 550 gian hàng.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu dùng và xuất khẩu
15:42' - 18/03/2025
Sản phẩm lương thực thực phẩm của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung đã có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau, kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…