Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa có thông báo chính thức về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát lần thứ nhất biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Trước đó, ngày 21/8/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Quyết định số 3283/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam, được phân loại theo mã HS 7216.33.00, 7228.70.10 và 7228.70.90, có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AD03).
Theo Điều 82 (1) (a) Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định: “Sau 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp”.
Ngoài ra, tại điều 58 (1) Nghị định 10/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ: “Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của nghị định này có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 9 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không”.
Do vậy, các bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 có quyền nộp hồ sơ yêu cầu rà soát theo hướng dẫn.
Phạm vi đề nghị rà soát bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau: Phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá; biên độ bán phá giá đang áp dụng đối với một hoặc một số doanh nghiệp nước ngoài cụ thể; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Sau khi kết thúc thời hạn rà soát, căn cứ vào kết luận điều tra, Cục Phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương một trong các phương án như sau: Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định hiện hành; và/hoặc điều chỉnh biện pháp chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát; hoặc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Đáng lưu ý, việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát sẽ không gây cản trở tới việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực.
Hồ sơ theo hướng dẫn phải được điền đầy đủ và nộp trực tiếp tới cơ quan điều tra, trước 17h00 ngày 21/8/2018, theo địa chỉ: Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương (địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam)./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá sản phẩm tôn màu nhập khẩu
17:29' - 12/06/2018
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) mới nhận được kết luận cuối cùng của phía Indonesia trong việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận về điều tra bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối ống bằng đồng
19:49' - 05/05/2018
Bộ Công Thương cho biết, Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối ống bằng đồng.
-
Hàng hoá
Kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá dây thép dạng cuộn nhập khẩu
20:31' - 29/03/2018
Cơ quan điều tra Australia (ADC) vừa ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép dạng cuộn nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, và Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20'
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26'
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.