Bộ GTVT: Lắp hệ thống camera giám sát trên các quốc lộ để xử lý xe dù, bến cóc
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam diễn ra chiều 7/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá cao việc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tích cực tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành tốt dự án thu phí tự động không dừng ở hầu hết các trạm thu phí trong cả nước, qua đó giúp phương tiện lưu thông nhanh, giảm thời gian lưu thông, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường và giảm bức xúc trong dư luận.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tham mưu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Đây là nỗ lực lớn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Quốc hội cơ bản đồng tình với dự thảo Luật này vì được soạn thảo kỹ, rà soát và điều chỉnh những bất cập trong thực tiễn cuộc sống.
Năm 2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xử lý 97 điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh, sơn kẻ hơn 1.300 km vạch sơn đường; thay thế, điều chỉnh hơn 2.200 cụm biển báo; sửa chữa bổ sung hơn 180 km hộ lan phòng hộ.
Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam quan tâm hơn nữa tới công tác xây dựng thể chế, cùng đó là xây dựng hệ thống camera giám sát trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, phối hợp cung cấp dữ liệu vi phạm cho lực lượng công an để tăng cường phạt nguội, qua đó, góp phần nâng cao ý thức, giải quyết nút thắt về "xe dù, bến cóc", xử lý nghiêm xe dừng đỗ sai quy định.
Đề cập đến một nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là quản lý duy tu bảo trì trên 24.000 km hệ thống quốc lộ và hơn 1.000km đường cao tốc, Bộ trưởng cho rằng đây là tài sản quốc gia nên cần làm tốt công tác duy tu sửa chữa, bảo trì.
Trong đó hai tuyến huyết mạch là Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh cần quan tâm đặc biệt các yếu tố gây mất an toàn giao thông như hư hỏng mặt đường, biển báo không đầy đủ, điểm đen tai nạn giao thông.
Trước đó, báo cáo kết quả hoạt động năm 2020, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, năm vừa qua, một trong những kết quả quan trọng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đã tổ chức đấu thầu qua mạng 100% để lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công để sửa chữa hệ thống quốc lộ nhằm bảo đảm chất lượng, tuổi thọ và việc khai thác được an toàn.
Liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong điều kiện nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn ưu tiên cho xử lý điểm đen mới phát sinh, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông để ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông thảm khốc.
Năm 2020, đã xử lý 97 điểm đen mới phát sinh, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; sơn kẻ hơn 1.300 km vạch sơn đường; thay thế, điều chỉnh hơn 2.200 cụm biển báo; sửa chữa bổ sung hơn 180 km hộ lan phòng hộ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Cường cũng cho hay, nhu cầu vốn phục vụ bảo trì hệ thống quốc lộ giai đoạn 2016-2020 là hơn 100.000 tỷ đồng, nhưng thực tế ngân sách Nhà nước chỉ cấp hơn 43.000 tỷ đồng.
Tính đến nay, còn đến hơn 60% tổng chiều dài quốc lộ đã quá thời gian sửa chữa định kỳ, tương đương hơn 15.000 km, trong đó gần 10.000 km quá thời hạn trung tu và hơn 5.000 km quá thời hạn đại tu chưa được thực hiện sửa chữa định kỳ theo quy định do hạn chế về vốn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc”
21:35' - 30/09/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 10/2000/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT: Nghị định 10 siết chặt quản lý xe dù, bến cóc, xe hợp đồng du lịch
22:26' - 02/03/2020
Chiều 2/3, Bộ Giao thông Vận tải có thông tin báo chí về Nghị định số 10/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đầu năm 2020 thay thế cho Nghị định 86/2014/NĐ-CP.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Keidanren: Tăng lương cơ bản trên diện rộng là “không thực tế" trong bối cảnh COVID-19
07:00'
Theo Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), việc tăng lương cơ bản trên tất cả các lĩnh vực là “không thực tế” giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn với một số lĩnh vực.
-
Ý kiến
Truyền thông New Zealand: Thời điểm thịnh vượng của Việt Nam
18:16' - 19/01/2021
Theo trang asiamediacentre.org.nz (New Zealand), Việt Nam gần đây nổi lên là nước châu Á mới nhất có vị thế ngày càng vững chắc trong khu vực và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai.
-
Ý kiến
3 bài học nổi bật từ dịch COVID-19 theo đánh giá của WHO
10:39' - 19/01/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã để lại 3 bài học cho tất cả các nước thành viên của WHO cũng như Liên hợp quốc (LHQ).
-
Ý kiến
Mỹ: Bộ quy tắc của Australia có thể gây “hậu quả tiêu cực” cho các công ty công nghệ
10:23' - 19/01/2021
Trong bức thư gửi Thượng viện Australia, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằng dự thảo bộ quy tắc của Australia "được soạn thảo một cách mơ hồ và khó hiểu".
-
Ý kiến
Cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng
21:02' - 18/01/2021
Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trả lời TTXVN về việc tuyên truyền cho Đại hội; điều kiện tác nghiệp, cơ sở vật chất của Trung tâm Báo chí Đại hội.
-
Ý kiến
Truyền thông quốc tế: Kinh tế Việt Nam vững vàng trong đại dịch COVID-19
13:59' - 18/01/2021
Báo chí nước ngoài tiếp tục phản ánh những thành công kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Ý kiến
Giám đốc VERI Nhật Bản: "Thành công của Việt Nam rất thần kỳ"
12:02' - 18/01/2021
"Dưới góc nhìn của người dân Nhật Bản, thành công của Việt Nam là rất thần kỳ. Việt Nam đã để lại ấn tượng trong cộng đồng quốc tế là một đất nước an toàn, tiềm năng kinh tế lớn"
-
Ý kiến
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Gỡ rào cản bằng thể chế và công cụ kinh tế
12:31' - 17/01/2021
Kinh tế tuần hoàn là xu hướng giúp giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nhưng việc phát triển mô hình kinh tế này tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rào cản.
-
Ý kiến
Quy hoạch Cảng biển cần đi trước một bước
09:20' - 17/01/2021
Nhiệm vụ quan trọng khác mà ngành hàng hải phải thực hiện đó là triển khai xây dựng quy hoạch cảng biển giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050, tạo tiền đề phát triển bền vững kinh tế biển.