Bộ luật Lao động (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng trong phát triển lực lượng lao động
"Bộ luật Lao động (sửa đổi) được thông qua là sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng quan hệ lao động và phát triển lực lượng lao động" - Nhiều đại biểu chia sẻ như vậy bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV khi đề cập đến việc bộ luật gốc liên quan tổng thể các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội được Quốc hội biểu quyết thông qua vào sáng 20/11.
* Bộ luật chi phối động lực phát triển xã hội Khẳng định ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động có vị trí quan trọng nhất bởi chi phối toàn bộ động lực phát triển của xã hội, trung tâm là người lao động.Về bản chất, đây cũng là một bài toàn kinh tế rất lớn, rất quan trọng bởi chỉ cần một điều chỉnh nhỏ cũng làm thay đổi vận sự hành của cả nền kinh tế theo hướng tiêu cực hay tích cực. Vì thế, cần hài hòa trên cả hai phương diện, phương diện giá trị về mặt nhân văn, xã hội và phương diện về kinh tế.
Chia sẻ quan điểm cá nhân, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, Bộ luật này được Quốc hội thông qua đang ở mức đáp ứng yêu cầu mang tính lý tưởng xã hội “là làm sao hướng tới giảm giờ làm, giảm cường độ lao động cho người lao động trong khi năng suất lao động thấp, thu nhập bị phụ thuộc”.Đại biểu bày tỏ: Trong thời gian rất ngắn nữa, những sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh với thị trường lao động thế giới đang đòi hỏi chúng ta cần kịp thời chuẩn bị ngay từ bây giờ, “nếu không sẽ đi đến vấn đề về một cuộc khủng hoảng lao động rất lớn”.
* Tạo sự cơ động cho Chính phủ Bên lề Quốc hội, đề cập đến việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc từng bước giảm giờ làm theo hướng sẽ ghi vào Nghị quyết của kỳ họp, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy mong muốn giảm giờ làm, nâng lương, tăng thu nhập là xu thế của các nước.Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá rằng, đất nước dù tăng trưởng nhưng năng suất lao động còn thấp, tăng trưởng chưa ổn định, việc giảm giờ làm từ 48 xuống 44, giảm 4 giờ mỗi tuần, tương đồng giảm 408 giờ mỗi năm, giảm khoảng 0,5% tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đã giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giảm giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần; đồng thời, giữ quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động” tại Điều 105 về thời giờ làm việc bình thường.
Giảm lúc nào, cách thức như thế nào, Chính phủ hoàn toàn quyết định. Đây là tạo sự cơ động cho Chính phủ. Quan trọng là giữ được tốc độ tăng trưởng của đất nước, giữ được nền kinh tế phát triển - đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh. Cũng theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, phát triển kinh tế- xã hội, nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực là rất quan trọng. “Nếu hiện nay không tính bước dài hơi, mai sau sẽ thiếu nguồn nhân lực. Hiện nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động. Vấn đề là phải cố gắng để cải thiện điều kiện lao động, đổi mới công nghệ, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, nhân sự trong doanh nghiệp để giảm giờ làm, tăng thêm ngày nghỉ trong tuần và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Đây là con đường quyết định về nguồn nhân lực của đất nước. Chúng ta không thể nói kêu gọi đầu tư FDI bằng mọi giá như trước đây mà kêu gọi những ngành, lĩnh vực sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao…”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi chia sẻ. Cho biết nhóm người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và hưởng đủ 75% tiền lương, đại biểu đoàn Thanh Hóa nêu rõ: Chính phủ hiện đã ban hành danh mục 1.810 ngành nghề thuộc danh mục độc hại, nguy hiểm được quyền nghỉ hưu sớm. Danh mục này sẽ tiếp tục được bổ sung theo hướng đưa ra các ngành thoát khỏi độc hại, nặng nhọc, hoặc đưa vào theo hướng ngược lại. “Quy định này rất linh hoạt cho Chính phủ”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi khẳng định. * Đón đầu thách thức già hóa dân số Chia sẻ rõ hơn những điểm mới của Bộ luật quan trọng vừa được thông qua, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Đây là bộ luật có nội dung, phạm vi rất lớn và tác động sâu rộng đến hàng chục triệu người lao động, bao gồm cả lực lượng ở khu vực chính thức và phi chính thức.Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu là quyết sách rất lớn của Đảng, Nhà nước; là tầm nhìn có tính chất chiến lược nhằm đi trước đón đầu thách thức già hóa dân số. Đặc biệt, giải quyết mục tiêu bao trùm là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xã hội, vừa cân đối để đảm bảo công ăn việc làm, bảo toàn và phát triển bền vững quỹ bảo hiểm, giải quyết hài hòa việc bình đẳng và tiến tới giảm dần khoảng cách về giới.
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là xu hướng chung của thế giới nhưng cũng chưa bao giờ là dễ với bất cứ quốc gia nào, vì nó tác động rất lớn đến hàng chục triệu người lao động. Trong mỗi hoàn cảnh, đối tượng cụ thể phải có cách ứng xử khác nhau. Theo đó, bắt đầu từ 1/1/2021, sẽ điều chỉnh dần tuổi nghỉ hưu để tới năm 2028, lao động nam đạt độ tuổi nghỉ hưu là 62 và đến năm 2035, lao động nữ sẽ đạt độ tuổi nghỉ hưu là 60. Như vậy, lộ trình rất rõ là tăng dần đều, tăng chậm theo hướng nam tăng mỗi năm 3 tháng, nữ tăng mỗi năm 4 tháng. Nhưng đây là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trong điều kiện, hoàn cảnh công việc và sức khỏe bình thường.Người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn… lại có lộ trình điều chỉnh hoàn toàn khác và sẽ có hướng dẫn rất cụ thể. Những người này được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Những đối tượng này nếu cộng thêm suy giảm sức khỏe 61% có thể nghỉ hưu sớm hơn nữa.
Những trường hợp có trình độ cao có thể sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng không kéo dài quá 5 năm. Đặc biệt, họ sẽ không làm công tác quản lý mà chuyển sang làm chuyên gia. Chia sẻ việc Quốc hội đưa vào Nghị quyết giao Chính phủ có lộ trình đánh giá tác động và xem xét việc giảm giờ làm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Chính phủ đề nghị và Quốc hội thống nhất ghi vào Nghị quyết giao Chính phủ nghiên cứu xem xét để có lộ trình đề xuất Quốc hội giảm giờ làm ở thời điểm thích hợp. Còn thời điểm thích hợp nào, Chính phủ sẽ xem xét, đánh giá và trên cơ sở từng giai đoạn cụ thể để trình Quốc hội xem xét. “Tôi nghĩ có thể hai đến ba năm hoặc có thể dài hơn. Nếu có điều kiện cho phép sẽ làm sớm hơn, cái này rất linh hoạt. Chúng tôi mong muốn, nếu điều kiện kinh tế, xã hội tốt lên có thể giảm dần giờ làm việc bình thường càng sớm càng tốt theo hướng đó”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, thêm một ngày nghỉ lễ vào trước hoặc sau ngày Lễ Quốc khánh là quyết định rất sáng suốt, thuyết phục của Quốc hội “để giúp người lao động cũng như gia đình có thời gian chăm sóc con cái, làm tốt hơn công việc gia đình”./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Luật PPP tuy hơi muộn nhưng rất cần thiết
18:14' - 19/11/2019
Trong tình hình hiện nay nhất là về đầu tư và liên quan đến ngân sách thì phải có một luật. Chính vì vậy, Luật về PPP tuy hơi muộn nhưng rất kịp thời và cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Bổ sung một ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh
14:05' - 19/11/2019
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng mai (20/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
07:26' - 19/11/2019
Trong ngày 19/11, Quốc hội thảo luận 3 dự án luật gồm: Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); Luật Hoà giải và Luật Giám định tư pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay 18/11, Quốc hội thảo luận tại tổ 2 dự án Luật
07:44' - 18/11/2019
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng là các nội dung Quốc hội sẽ thảo luận trong sáng nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần tới, Quốc hội tập trung xây dựng pháp luật
08:15' - 17/11/2019
Tập trung cho công tác xây dựng pháp luật là nội dung bao trùm trong hoạt động của Quốc hội tuần làm việc thứ năm, từ 18-22/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.