Bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023: Làm CCCD gắn chip như thế nào?
Theo quy định của Luật cư trú năm 2020, từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy sẽ hết hiệu lực. Việc người dân chưa có căn cước công dân (CCCD) gắn chip đi làm thủ tục hành chính từ sau ngày 31/12/2022 như thế nào khi không còn dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú? Nếu có sai sót trong quá trình cập nhật thông tin ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ giải quyết như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp ích cho người dân khi đi làm CCCD gắn chip kể từ ngày 1/1/2023.
Bỏ sổ hộ khẩu, làm được CCCD gắn chip hay không?
Hiện nay, kể cả không có Sổ hộ khẩu, mọi người vẫn được làm CCCD gắn chip bình thường. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, khi tiến hành cấp CCCD, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu thông tin đầy đủ, trùng khớp và chính xác thì thì sử dụng luôn thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.
Trường hợp công dân chưa có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin đã có sự điều chỉnh thì công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh nhân thân như Giấy khai sinh, Sổ tạm trú, Hộ chiếu… nhưng không bắt buộc phải là Sổ hộ khẩu.
7 cách sử dụng thông tin của công dân thay cho sổ hộ khẩu
Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện 1 trong 7 phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
1. Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
Tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Các thông tin trên mặt thẻ CCCD gồm: Ảnh; Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân); Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
2. Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chip
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.
3. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất.
Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng. Các thông tin gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân).
4. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư
Để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng cách:
Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng "Thông tin công dân" và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.
Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiện thị trên màn hình gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; Số định danh cá nhân; Số chứng minh nhân dân.
5. Sử dụng ứng dụng VNeID
Thiết bị này hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau: Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin. Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú
Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú).
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu.
7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư
Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân. Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân có đầy đủ các thông tin như trên./
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam: Ưu tiên thủ tục cho khách bay dùng căn cước công dân gắn chip
16:54' - 25/10/2022
Việc ứng dụng sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip trong việc làm thủ tục cho hành khách đi tàu bay tại các chuyến bay nội địa hiện nay là cần thiết.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ ngày 20/10, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như căn cước công dân
21:57' - 20/10/2022
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch...
-
Kinh tế & Xã hội
Đề nghị mới về dùng thẻ căn cước công dân thực hiện các thủ tục
21:41' - 23/08/2022
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin tỉnh Bình Dương đang giữ hơn 35.000 căn cước công dân là chưa chính xác
15:50' - 16/08/2022
Công an tỉnh Bình Dương cho rằng, việc nhiều báo đưa tin về việc Công an và Bưu điện tỉnh Bình Dương hiện đang giữ hơn 35.000 thẻ Căn cước công dân chưa tìm được chủ" là chưa chính xác.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ
19:54'
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo thí điểm phương án phân luồng tổ chức giao thông tại khu vực ngõ 431 Âu Cơ (Vũ Tuấn Chiêu) kết nối với tuyến đường Âu Cơ.
-
Đời sống
Cách chọn quất cảnh Tết đẹp, hợp phong thủy và mang tài lộc cho năm mới
15:41'
Quất cảnh Tết không chỉ là một món quà trang trí ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, góp phần mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia đình trong năm mới.
-
Đời sống
Những nghệ sỹ nào sẽ góp mặt trong Táo quân 2025?
12:51'
Điểm đáng chờ đợi nhất của “Táo quân 2025” là sự trở lại của hàng loạt gương mặt nghệ sỹ trong suốt hơn 20 năm qua đã gắn bó và làm nên thương hiệu “Gặp nhau cuối năm”.
-
Đời sống
Nồi bánh chưng gắn kết cộng đồng đón Tết trên đất Nam Phi
09:01'
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, mỗi năm mỗi khi Tết đến, Xuân về, khu bếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi lại nhộn nhịp không khí chuẩn bị cho Tết cộng đồng.
-
Đời sống
Những lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời
08:30'
Thời khắc giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, việc cúng ngoài trời giúp loại bỏ những điều không may mắn và đón chào vận khí tốt.
-
Đời sống
Cân bằng dinh dưỡng ngày Tết: Bí quyết giữ lửa sức khỏe trong mùa xuân
05:30'
Tết Nguyên Đán là thời điểm để gia đình quây quần, thưởng thức những món ăn đặc sản, vui vẻ sum vầy. Tuy nhiên, trong không khí vui tươi đó, nhiều người lại dễ dàng lơ là về vấn đề dinh dưỡng.
-
Đời sống
7 lưu ý quan trọng khi xông đất đầu năm
08:36' - 16/01/2025
Người xông đất được xem là người mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình gia chủ trong suốt cả năm. Vì vậy, khi được chọn để xông đất, cần chú ý một số điều sau đây.
-
Đời sống
Tư vấn chống say rượu ngày Tết: Bí quyết để đón xuân vui vẻ, không lo say rượu
05:30' - 16/01/2025
Ngày Tết là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy, quây quần bên nhau và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người lo ngại trong những ngày này chính là việc bị say rượu.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
15:45' - 15/01/2025
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.