Bổ sung băng tần 6GHz, tốc độ Internet wifi tại Việt Nam sắp tăng
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
Điểm nhấn đáng chú ý tại văn bản này là việc bổ sung 500 MHz phổ tần trong băng tần 6 GHz (dải tần 5925 - 6425 MHz) cho các thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN/RLAN), thường được biết đến là Wi-Fi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân triển khai, sử dụng thiết bị WLAN/RLAN cần tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu; không được sử dụng trên thiết bị, hệ thống máy bay không người lái (Unmanned Aircraft Systems (UAS) - Drones).
Đây là bước đi quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tốc độ và dung lượng kết nối không dây, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng viễn thông và hạ tầng số quốc gia.
Chiến lược hạ tầng số Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác định Wi-Fi thế hệ mới là một thành phần không thể thiếu của hạ tầng viễn thông và Internet. Wi-Fi thế hệ mới đóng vai trò trung gian quan trọng giữa mạng cố định băng rộng và thiết bị đầu cuối để phổ cập kết nối tốc độ cao độ trễ thấp đến hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Băng tần 6GHz là băng tần có băng thông rộng, liên tục, mang đến lợi thế lớn cho các công nghệ vô tuyến băng rộng, với khả năng cân bằng giữa dung lượng, tốc độ và cự ly truyền dẫn. Vì thế, băng tần 6GHz được xem là băng tần then chốt cho các công nghệ vô tuyến thế hệ mới như Wi-Fi 6E, Wi-Fi 7 và 5G/6G để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nền tảng công nghệ và dịch vụ số. Các công nghệ sử dụng băng tần miễn cấp phép ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ bởi tính linh hoạt, hiệu quả về chi phí mà còn vì vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số. Công nghệ sử dụng băng tần miễn cấp phép đã được mở rộng không gian ứng dụng từ các thiết bị cá nhân, nhà thông minh, internet kết nối vạn vật (IoT) đến tự động hóa sản xuất. Qua đó, tạo điều kiện cho hàng tỷ thiết bị giao tiếp hiệu quả nhờ vào các cơ chế chia sẻ phổ tần tiên tiến và khả năng hoạt động ổn định trong môi trường nhiễu. Ngoài ra, Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN cũng sửa đổi quy định, các băng tần “326,5 kHz, 340 kHz” và “353 - 373,5 kHz” thành băng tần “315 - 400 kHz” cho thiết bị sạc không dây tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT- BTTTT được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Trong đó, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo là thiết bị dùng công nghệ mạch vòng cảm ứng; không lắp đặt thiết bị ở vị trí cố định ngoài trời hoặc kết nối thiết bị với ăng-ten gắn ở vị trí cố định ngoài trời; không sử dụng thiết bị trên máy bay. *Cùng với Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz. Phân kênh tần số vô tuyến điện là việc sắp xếp các kênh tần số vô tuyến điện trong cùng một đoạn băng tần, được xác định bằng các tham số cơ bản bao gồm tần số trung tâm, khoảng cách giữa hai kênh lân cận, khoảng cách tần số thu phát. Thông tư quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81 - 86 GHz, áp dụng đổi với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện; tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam; mục tiêu nhằm thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số vô tuyến điện, thống nhất tiêu chuẩn áp dụng, bảo đảm quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ cao bằng vô tuyến trong băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz. Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31' - 03/04/2025
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao
18:33' - 31/03/2025
Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao và phát triển ngành công nghiệp đường sắt, vận hành khai thác vận tải hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hơn 3,3 triệu người dân được hướng dẫn kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công
13:30'
Nhiều địa phương áp dụng hiệu quả mô hình “1 kèm 1”, trong đó mỗi tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn một người dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, giúp người học tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của trẻ em trong thời đại số
07:30'
Dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của trẻ em, không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư, tính an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
-
Công nghệ
Tăng tốc số hóa, nâng hiệu quả chính quyền địa phương sau sắp xếp
13:30' - 04/07/2025
Tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ công nghệ số cộng đồng” và “Đội hỗ trợ phản ứng nhanh”.
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24' - 04/07/2025
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.