Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Hiện chưa có luật riêng điều chỉnh quy hoạch không gian ngầm đô thị
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hiện chưa có luật riêng điều chỉnh quy hoạch không gian ngầm đô thị, mới chỉ tích hợp vào luật chuyên ngành. Nội dung quy hoạch chủ yếu lồng ghép trong đồ án đô thị nên chưa cụ thể, chi tiết, mang tính chất tích hợp công trình ngầm hiện hữu.
Hiện nay, một số công trình ngầm, sử dụng không gian ngầm để xây dựng các trung tâm thương mại, khu dịch vụ đa chức năng nhưng đều mang tính cục bộ, chưa liên kết với quy hoạch chung đô thị. Mới chỉ có Hà Nội phê duyệt đồ án quy hoạch chung ngầm đô thị tới 2030 và tầm nhìn 2050; Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định quy hoạch không gian ngầm vào Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, tiến tới xây dựng luật riêng về quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị. Cùng với đó, đề xuất các nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đầu tư, kinh doanh và quản lý không gian ngầm, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác, sử dụng không gian ngầm… Theo phản ảnh của đại biểu Quốc hội, những năm gần đây, nhu cầu về xây dựng công trình ngầm đang tăng mạnh do áp lực phát triển các đô thị lớn, đặc biệt tại các đô thị loại một thuộc Trung ương và các đô thị loại đặc biệt. Đại biểu bày lo ngại trước việc quản lý không gian ngầm khi khu cầu phát triển các tầng hầm kinh doanh thương mại tại các dự án phát triển đô thị lớn, nhu cầu đấu nối hạ tầng ngầm ở các dự án phát triển, dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đầu tư lớn trong thời gian tới.Tại phiên chất vấn sáng 4/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giải trình thêm về một số nội dung liên quan trong lĩnh vực xây dựng và ghi nhận còn nhiều hạn chế trong quản lý, quy hoạch đô thị.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng. Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021; các khu vực đô thị đều có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao gấp 2 lần bình quân chung và đều tăng trưởng từ 12-15%/năm. Nhiều khu đô thị văn minh hiện đại được hình thành, hạ tầng đô thị từng bước được cải thiện, không gian đô thị được mở rộng, đã làm thay đổi diện mạo đô thị của các thành phố và các địa phương…
Tuy nhiên, công tác phát triển đô thị, quản lý đô thị hiện còn nhiều hạn chế. Việc chỉnh trang đô thị trung tâm, cải tạo chung cư cũ xuống cấp rất chậm; nhiều khu nhà trọ công nhân tại các đô thị chưa bảo đảm các tiêu chuẩn xây dựng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Một số khu vực đô thị quá tải về hạ tầng, các tiêu chí về đô thị như tỷ lệ cây xanh, công viên, vườn hoa, đất giao thông… còn rất thấp. Hầu hết các đô thị loại I, đô thị loại đặc biệt tỷ lệ này mới đạt 40-50% so với yêu cầu. Tỷ lệ đất phục vụ công cộng, phúc lợi, giao thông ở tất cả các đô thị đều rất thấp.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ quy hoạch và quản lý chỉnh trang đô thị còn nhiều hạn chế, vi phạm trật tự xây dựng diễn ra khá nhiều nhưng chưa được xử lý kịp thời. Chất lượng nhiều đồ án quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu tầm nhìn, không đảm bảo cân đối giữa quỹ đất dành cho các chức năng công cộng, quy hoạch mật độ nhà cao tầng quá lớn… gây áp lực quá tải cho hạ tầng đô thị.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng và địa phương đặc biệt quan tâm đến lựa chọn tự vấn, tổ chức thẩm tra thẩm định. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng quy hoạch, lựa chọn tư vấn có kinh nghiệm, nắm được quy luật và pháp luật liên quan. Cùng với đó, Bộ Xây dựng và địa phương, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị, nhất là tình trạng xây dựng không phép, sai phép, vượt quá xin phép, xây dựng trên đất nông nghiệp và lấn chiếm đất. Bộ Xây dựng rà soát quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch như Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Xây dựng... và quy chuẩn, tiêu chuẩn đô thị và pháp luật liên quan để kịp thời để xuất bổ sung theo thực tiễn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn
10:39' - 04/11/2022
Phát biểu kết luận phiên chất vấn đối với lĩnh vực xây dựng sáng 4/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ: Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Bộ trưởng Xây dựng tiếp tục trả lời chất vấn
07:36' - 04/11/2022
Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội dành cả ngày 4/11 để chất vấn các thành viên Chính phủ về các lĩnh vực xây dựng, thông tin và truyền thông, nội vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV: Chưa giải quyết được ngập úng đô thị
18:05' - 03/11/2022
Việc nâng cấp đường cao hơn nền nhà dân diễn ra ở nhiều nơi, nhất là trong các đô thị làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến ngập úng xâm lấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.