Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Lãng phí sách giáo khoa là có thật
* Lãng phí là có thật
Trả lời đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) về thực trạng, trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, với thực trạng sử dụng sách giáo khoa như vừa qua, việc lãng phí là có thật.
Nguyên nhân có nhiều, song trước hết là do việc thiết kế sách giáo khoa hiện hành còn có các dạng bài tập khiến học sinh dễ viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa, dẫn đến không sử dụng được nhiều lần.
Mặc dù việc thiết kế này mang tính chuyên môn, được các tác giả tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, nhưng trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo thì chưa thực sự phù hợp, gây ra sự lãng phí.
Với trách nhiệm của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các giải pháp nhằm hạn chế sự lãng phí. Trong một số sách giáo khoa đã có nội dung hướng dẫn giáo viên và học sinh ghi kết quả làm bài vào vở ghi. Bộ cũng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách theo hướng tiết kiệm, lâu bền.
Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp này còn hạn chế. Với trách nhiệm của Bộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm về việc này, Bộ trưởng nói.
Trước phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri gần đây, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu, ban hành Chỉ thị 3798 chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục tại địa phương sử dụng, bảo quản sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh hạn chế viết vào sách giáo khoa trong quá trình thực hiện các hoạt động học.
Bộ sẽ tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa đúng cách để rèn luyện ý thức giữ gìn, tiết kiệm cho học sinh.
Bộ trưởng cho biết, tới đây, khi biên soạn sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản thiết kế các dạng bài tập trong sách giáo khoa theo hướng hạn chế viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa.
Bộ cũng đề nghị các trường phát động phong trào giữ gìn sách giáo khoa, quyên góp xây dựng thư viện sách giáo khoa để học sinh có thể sử dụng miễn phí hoặc hỗ trợ học sinh các vùng khó khăn.
* Làm rõ vấn đề chi trả lương cho bảo vệ, nhân viên tạp vụ trong trường học
Chiều 31/10, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về nghịch lý, các vị trí việc làm như nhân viên bảo vệ trường học, nhân viên tạp vụ không được ngân sách chi trả lương trong khi Thông tư số 16 của Bộ có hiệu lực từ tháng 9/2018 lại không cho phép huy động xã hội hóa để chi trả công việc này.
Giải đáp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục công lập quy định trong Thông tư 16 đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư 06 đối với các cơ sở giáo dục mầm non đã được thống nhất với Bộ Nội vụ.
Trong các thông tư trên có quy định vị trí việc làm cho các lao động hợp đồng bảo vệ và tạp vụ. Kinh phí chi trả thực hiện hợp đồng cho các công việc này đã được quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ, như vậy trong các quy định đã có dự toán ngân sách cho các hoạt động này.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây ban hành Thông tư 16 thay thế Thông tư 29 nhằm khắc phục việc lạm thu và tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn tài trợ xã hội cho các hoạt động về xây dựng cơ sở vật chất trường lớp.
Thông tư không cản trở việc thu hút các nguồn xã hội hóa nhưng nguồn thu hút để chi cho con người thì trong vị trí việc làm và ngân sách đã quy định.
Trao đổi lại, đại biểu Châu Quỳnh Dao chia sẻ những khó khăn của ngân sách Nhà nước và những khó khăn của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua. “Là một phụ huynh, chắc chắn chúng ta đều khao khát cho con em mình được học tập trong một môi trường tốt nhất, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, lành mạnh để các cháu phát triển hoàn thiện về nhân cách. Do đó, một trong những vị trí rất cần thiết trong trường học, đó chính là nhân viên bảo vệ và tạp vụ. Dù là quan điểm của chúng ta, miễn là lao động chân chính đều là vinh quang, họ là những người lao động hy sinh tầm lặng nhưng thực tế bản thân chịu rất nhiều thiệt thòi và điều tôi muốn trao đổi ở đây là thực tế ngân sách mà Bộ Tài chính không cấp, chỉ cấp cho giáo viên”, đại biểu nói.
Theo đại biểu Châu Quỳnh Dao, trước đây Thông tư số 55 của Bộ không cho phép huy động xã hội hóa và Thông tư 16 năm 2018 cũng không cho phép, mục đích là không muốn tạo gánh nặng cho phụ huynh học sinh nhưng vấn đề này hết sức cần thiết. Những vấn đề bức thiết mà ngân sách Nhà nước không đủ điều kiện, không đủ nguồn lực thì chắc chắn phụ huynh sẽ thông cảm và chia sẻ. Điều đại biểu mong mỏi là cần phải quy định rõ “Một là ngân sách Nhà nước phải chi trả, hai là sửa đổi Thông tư số 16, như vậy đem lại động lực tinh thần rất lớn cho nhân viên bảo vệ và nhân viên tạp vụ".
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trao đổi xung quanh việc ngân sách chi hay xã hội hóa liên quan tới Thông tư 16./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội chất vấn một loạt vấn đề về lĩnh vực giao thông
14:26' - 01/11/2018
Một loạt vấn đề liên quan đến lĩnh vực giao thông đã được đại biểu Quốc hội đặt ra và người đứng đầu ngành Giao thông Vận tải giải đáp trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 1/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: CPTPP - Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt
14:04' - 01/11/2018
Hiệp định CPTPP với mức độ cam kết mở cửa thị trường rất lớn và kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu cũng tăng lên và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh
11:45' - 01/11/2018
Nhiều chuyên gia khẳng định, không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh trong Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan đến quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.