Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Mức độ của dịch cao hơn nên các biện pháp phải mạnh mẽ hơn
Ngày 27/3, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020 gồm: Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Trả lời phỏng vấn xung quanh việc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, mức độ của dịch đã cao hơn nhiều nên các biện pháp cũng phải mạnh mẽ hơn. - Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, Chỉ thị số 15/CT-TTg có ý nghĩa như thế nào trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay? - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chỉ đạo của Thủ tướng nhằm mục tiêu trong hai tuần tới, phải làm sao ngăn bằng được việc lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng; mỗi người dân phải tự có ý thức để góp phần trong việc này. Chính phủ đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết và nếu bắt buộc ra ngoài thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng. Mức độ của dịch giờ đã khác, cao hơn rất nhiều rồi nên phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn. Trong khi các nước trên thế giới đang tăng rất nhiều ca mắc COVID-19 mới, tình hình ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Lượng người ở các nước về Việt Nam hiện nay rất ít, vì đã dừng hầu hết chuyến bay quốc tế. Trường hợp nào nhập cảnh đều được áp dụng cách ly tập trung triệt để. Việt Nam đã có bước đi sớm và thận trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Chính phủ đã có những chỉ đạo rất mạnh mẽ với tinh thần không được chủ quan. Nếu Việt Nam chủ quan, lơ là, thì tình hình đã xấu hơn rất nhiều. - Phóng viên: Thủ tướng yêu cầu “dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng”. Còn những trường hợp tập trung đông người khác như: phòng làm việc, các bếp ăn tập thể có trên 20 người; các chuyến xe khách, máy bay chở khách trên 20 người… thì xử lý ra sao, thưa Bộ trưởng? - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chỉ đạo này áp dụng với các hoạt động không cần thiết như tụ tập đông người để hội họp, giải trí hay tổ chức sự kiện, đi chơi đông người... Còn đối với các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị hành chính thì vẫn đi làm. Như ngân hàng là những nơi thực hiện giao dịch thì vẫn làm việc. Dừng ở đây là đối với hoạt động không cần thiết, chứ không phải tất cả. Tuy nhiên, khi đi làm trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, các cơ quan, đoàn thể phải tự điều chỉnh. Họp hành thì cắt bớt thành phần đại biểu, chia người tham gia vào nhiều phòng họp trực tuyến khác nhau… Chính phủ khuyến cáo chia nhỏ các bộ phận, hạn chế tiếp xúc và mỗi cơ quan phải tự ý thức hơn trong việc này nhằm góp phần chống dịch. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tự sắp xếp sao cho phù hợp để tránh đông hơn 20 người tập trung trong một phòng. Các cơ quan, đơn vị nên tích cực chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin. Văn phòng Chính phủ hiện đã cắt giảm hết các hội nghị không cần thiết, nếu tổ chức thì hầu hết áp dụng hình thức họp trực tuyến, kết nối đến tận các phòng. Với những cuộc họp như Chính phủ, Thường trực Chính phủ, áp dụng chia nhỏ thành phần tham dự ra các phòng khác nhau và chỉ mời đại biểu cần thiết. Ngay cả cuộc họp G20 với sự tham dự của nguyên thủ các nước vào tối 26/3 cũng áp dụng họp trực tuyến. Việc này nhằm nêu tiếng nói mạnh mẽ về giải pháp đoàn kết toàn cầu, chống đại dịch. Đây cũng chính là cơ hội tốt để sắp xếp và thay đổi lại cách việc làm truyền thống. - Phóng viên: Dư luận băn khoăn với quy định “hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc...”, cho rằng hai địa phương gần như bị phong tỏa và người dân di chuyển đến nơi khác sẽ bị cách ly 14 ngày. Nhiều người cũng lo ngại về việc dừng hoạt động của chợ dân sinh. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào? - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Việc cần thiết bây giờ là phải siết chặt việc quản lý các hoạt động, tất cả dịch vụ không cần thiết phải đóng cửa.Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, khám, chữa bệnh.
Chợ dân sinh nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ không bị tạm đình chỉ theo Chỉ thị của Thủ tướng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh và yêu cầu phòng chống, kiểm soát dịch trên địa bàn để quy định cụ thể.
Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng biện pháp hạn chế việc di chuyển, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Tôi mong người dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng cũng như các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các bộ, ngành. Trong cuộc chiến chống dịch còn rất gian nan này, Chính phủ mong người dân, doanh nghiệp chung sức, đồng hành và chia sẻ cùng Chính phủ. - Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19
23:13' - 27/03/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ra chỉ thị quy định những hạn chế áp dụng trên toàn quốc từ 28/3 đến 15/4
14:15' - 27/03/2020
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 27/3, Thủ tuớng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19'
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.