Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới) được áp dụng đồng bộ ở cả 12 lớp học. Đây cũng là năm học tổng kết 5 năm thực hiện Luật Giáo dục 2019; dự thảo Luật Nhà giáo được đưa ra bàn thảo tại Nghị trường Quốc hội. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về các giải pháp để thực hiện các vấn đề nêu trên.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng năm học 2023-2024, ngành giáo dục đã có những kết quả nổi bật như thế nào? Ngành giáo dục xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới này là gì? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm học 2023-2024 đánh dấu 10 năm Nghị quyết 29 được triển khai. Thực hiện nhiệm vụ Bộ Chính trị giao, Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29. Trên cơ sở đó, ngày 12/8 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 91 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29.Đây là tiền đề đặc biệt quan trọng để toàn ngành giáo dục, toàn xã hội cùng chung tay tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh, tình hình mới để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Năm học vừa qua cũng là năm ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với giáo dục mầm non, cấp học nhiều khó khăn nhất. Qua đó, nhiều “điểm nghẽn” của cấp học này đang dần được tháo gỡ thông qua việc xây dựng chương trình mầm non mới, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi…Đối với giáo dục phổ thông, trong năm học vừa qua, giáo viên, học sinh đã hoàn toàn bắt nhịp đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; các địa phương cũng đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư và ưu tiên cho triển khai đổi mới với phương châm “đầu tư, quan tâm dành cho giáo dục đúng thời điểm, hiệu quả sẽ lớn hơn, ý nghĩa sẽ cao hơn”. Bên cạnh đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2023-2024, được coi là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, đã thành công tốt đẹp; phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT mới từ năm 2025 (theo Chương trình giáo dục phổ thông mới) đã chính thức được thông qua với sự đồng thuận rất cao từ xã hội. Năm học 2023-2024 tiếp tục là một năm thành công của giáo dục phổ thông mũi nhọn, khi các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế đến thời điểm này đã mang về 10 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Đáng chú ý là đội tuyển Hóa học đứng thứ 2/89 quốc gia; đội tuyển Sinh học đứng thứ 3/81 quốc gia. Học sinh Việt Nam cũng giành thành tích tốt nhất (giải Nhì) kể từ khi tham dự tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế tổ chức tại Hoa Kỳ.Năm học 2023-2024 còn ghi dấu ấn về những sự kiện thể thao học đường lớn mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức thành công như Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ XIII, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X…
Năm học 2024-2025, cùng với cả nước, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ lớn được giao tại Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo. Năm học mới với tinh thần đề cao kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, toàn ngành Giáo dục sẽ ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra.Trong đó, tập trung triển khai ngay nội dung Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Hoàn thành chu trình đầu tiên tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện thời gian qua; Chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; Tăng cường tự chủ đại học theo hướng ngày càng chất lượng, chiều sâu, thực tế, thực chất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ thuật cao, bao gồm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây như Công điện ngày 23/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GDĐT sẽ tham mưu ngay và trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhằm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ một cách bài bản, khoa học, phù hợp tinh thần thực tiễn, bảm đảm tính khả thi và hiệu quả. Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt sẽ dành ưu tiên nguồn lực hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo - dự án Luật sẽ giải quyết được một trong những vấn đề mấu chốt nhất của giáo dục, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo. Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 20230 và tầm nhìn 2045. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cố gắng vượt qua những thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn nữa.Bắc Giang khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc mầm non và Tiểu học. Thưa Bộ trưởng, năm học 2024-2025, ngành giáo dục tiếp tục triển khai Chương trình mới ở lớp 5, 9 và 12. Đây là năm học có kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên được thực hiện theo Chương trình mới. Vậy, Bộ Giáo dục và Đạo (GD&ĐT) có những chỉ đạo cụ thể gì trong năm học này?Sau 4 năm học triển khai theo từng lớp, từng cấp học, năm học 2024-2025, quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hoàn tất chu trình với các lớp cuối cùng của các cấp học. Đây là năm học đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới đáp ứng yêu cầu của đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Chặng đường đổi mới giáo dục phổ thông vừa qua mặc dù có nhiều khó khăn, song cũng cho thấy quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và toàn ngành Giáo dục để từng bước hình thành tư duy đổi mới trong chính những người thực hiện, thụ hưởng đổi mới và thuyết phục xã hội về kết quả tích cực của đổi mới. Xác định đây năm học quan trọng, Bộ GD&ĐT có những chuẩn bị từ các năm học trước. Ví dụ, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và nhận được sự đồng thuận rất cao từ xã hội. Ngay sau khi phương án được ban hành, Bộ GD&ĐT đã bắt tay vào chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dự kiến Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11/2024, tính ổn định lâu dài của Quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh, giáo viên, nhà trường và địa phương trong thực hiện. Ngoài ra, quá trình chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần triển khai thử trên phạm vi khá rộng để đánh giá, do đó các Sở GD&ĐT đã sẵn sàng phương án cho công tác này, đồng thời tập dượt, tránh những rủi ro khi triển khai kỳ thi chính thức.Năm nay, kế hoạch thời gian năm học và các hướng dẫn năm học mới của từng cấp học đã được Bộ GD&ĐT ban hành từ rất sớm, trong đó đề cập cụ thể tới từng nhiệm vụ, công việc cần làm và phải làm; bao gồm 2 nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tại các hội nghị, cuộc họp của toàn ngành như Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT, hội nghị tổng kết năm học của từng cấp học, hội nghị tổng kết năm học toàn ngành… các nội dung công việc đều đã được lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đại diện các Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục trao đổi, thảo luận trên tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, nắm bắt khó khăn và đề xuất, tìm giải pháp tháo gỡ, giải quyết. Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã và đang sát sao nắm bắt, có kế hoạch hỗ trợ, đồng hành với địa phương trong triển khai từng nhiệm vụ, công việc quan trọng của năm học mới 2024-2025. Hội nghị Tổng kết năm học 2023- 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại điểm cầu thành phố Hà Nội.Phóng viên: Vấn đề thiếu giáo viên cục bộ vẫn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt giáo viên đáp ứng Chương trình mới. Vậy, Bộ đã và đang có giải pháp gì cho vấn đề thiếu giáo viên?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu nhà giáo. Năm học 2023-2024, toàn ngành đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên, tuy nhiên số học sinh không ngừng tăng dẫn đến số lớp tăng. Năm học 2023-2024 số lớp của cấp THCS tăng 7.198 lớp (tương đương số giáo viên tăng 13.676), số lớp cấp THPT tăng 1.213 lớp (tương đương số giáo viên tăng 2.729) so với năm học 2022-2023, dẫn đến số giáo viên còn thiếu vẫn còn nhiều và ở hầu hết các địa phương.Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, năm học 2024-2025 số giáo viên còn thiếu so với năm học 2023-2024 tăng 19.856 giáo viên (giáo viên mầm non còn thiếu tăng 6.000 người, giáo viên phổ thông còn thiếu tăng 13.856 người). Nguyên nhân chính do số học sinh tiếp tục tăng dẫn đến số lớp tăng. Ví dụ, mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, phổ thông tăng 7.150 lớp.Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tuyển hết số chỉ tiêu, đặt hàng đào tạo giáo viên; các trường đại học tích cực tổ chức đào tạo gắn với các môn học mới, giáo viên dạy tiếng dân tộc, …Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nâng cao vị thế của nhà giáo; trong đó có Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội tạo hành lang pháp lý cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng... và trao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí giáo viên.Phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ số chỉ tiêu biên chế còn lại theo Quyết định 72 của Trung ương; quyết liệt đôn đốc các địa phương tuyển hết số biên chế được giao từ các năm trước và giao bổ sung. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền và điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ giáo viên của địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác. Thời gian qua, các chính sách ưu tiên dành cho sinh viên sư phạm, các thay đổi về tiền lương cơ bản… đã tác động tích cực đến việc lựa chọn theo học ngành sư phạm của học sinh; nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực để thu hút, “giữ chân” giáo viên; Luật Nhà giáo đang được xây dựng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn... Tất cả cho thấy đã có những chuyển động quan trọng để giải quyết được những khó khăn đặt ra đối với vấn đề đội ngũ.Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trước thềm năm học mới, tình trạng thiếu chỗ học cục bộ vẫn diễn ra ở thành phố lớn, cơ sở vật chất trường lớp ở vùng khó và nơi bão lũ vẫn còn hạn chế. Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo và đồng hành cùng với địa phương về vấn đề này ra sao?Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đổi mới giáo dục phổ thông, thời gian qua, các địa phương đã quan tâm tăng cường đầu tư mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tuy nhiên, thực tế số phòng học chưa được kiên cố hóa vẫn còn cao, trung bình, cả nước còn khoảng 15,5% số phòng học chưa được kiên cố hóa. Vẫn có hiện tượng thiếu phòng học tại các khu vực có mật độ dân cư cao, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ đáp ứng về thiết bị dạy học theo chuẩn quy định trên phạm vi cả nước còn thấp, mới chỉ đạt 50,63%...Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 kiên cố hoá 100% cơ sở giáo dục và khắc phục được khó khăn về cơ sở vật chất, tường lớp hiện nay cần sự nỗ lực rất lớn từ các địa phương, trong đó có vai trò tham mưu của các Sở GDĐT. Năm học 2024-2025 sẽ là năm chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm nên các Sở GDĐT cần lưu ý tham mưu xây dựng kế hoạch 5 năm 2025-2030 để địa phương chủ động đầu tư cho giáo dục. Cùng với đó, các địa phương cần bảo đảm chi ngân sách tối thiểu cho giáo dục 20%. Nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực để thu hút, “giữ chân” giáo viên.Ngoài ra, các địa phương cũng lưu ý khai thác chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi đối với các tỉnh, thành phố. Tuy mức độ chính sách đặc thù của mỗi địa phương khác nhau nhưng đều có thể khai thác được những điểm có lợi để đầu tư phát triển giáo dục. Thời gian qua nhiều địa phương đã làm tốt việc này và tạo được nguồn lực, động lực cho phát triển giáo dục địa phương.
Một trong những mục tiêu trọng tâm sẽ được ngành Giáo dục tập trung thực hiện trong năm học 2024-2025 là sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tiếp tục kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường lớp học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực đông dân cư. Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông và quản lý, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.Luật Nhà giáo dự kiến sẽ trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đây có phải là bước quan trọng để tháo những điểm nghẽn về việc đảm bảo đời sống cho giáo giáo viên và sẽ là điểm nhấn trong năm học này không thưa Bộ trưởng.Như chúng ta đã biết, nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của nền giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Kết quả của sự đổi mới giáo dục đạt được như thế nào phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo. Như vậy, chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chất lượng của nhà giáo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân, tinh thần học tập không ngừng nghỉ của mỗi nhà giáo, các chính sách, môi trường làm việc, các cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo như thế nào đóng vai trò quan trọng. Xuất phát từ nhận thức đó, trong thời gian dài vừa qua, Bộ GD&ĐT tích cực chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quốc hội cho phép xây dựng một Luật điều chỉnh riêng về nhà giáo. Đến tháng 4/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 của Quốc hội khóa XV. Đây là tin vui, đáp ứng sự mong đợi của 1,6 triệu nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên cả nước.Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, sau một thời gian tiến hành soạn thảo với nhiều công việc, quy trình phức tạp, nội dung mới, khó, ngày 13/5/2024, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Ngày 27/8 vừa qua, hồ sơ dự án Luật Nhà giáo đã được Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Theo kế hoạch, dự án Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10/2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5/2025). Phóng viên: Nhân dịp năm học mới, Bộ trưởng gửi gắm gì tới hàng triệu học sinh, giáo viên, cán bộ ngành giáo dục trên cả nước? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Kinh tế - xã hội của đất nước càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu ngày càng cao với GD&ĐT. Chưa bao giờ ngành Giáo dục được giao trọng trách, niềm vinh dự lớn và thách thức cũng lớn như hiện nay. Năm học vừa qua, toàn ngành đã nỗ lực rất lớn để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.Năm học 2023-2024 đã kết thúc với nhiều kết quả tốt đẹp, năm học mới sắp bắt đầu, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, của các các em học sinh, sinh viên trong năm học vừa qua.Trước thềm năm học mới, tôi mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực với cố gắng mới, quyết tâm mới, giải pháp mới, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Chúc các thầy cô sẽ thêm niềm vui, động lực để công tác và cống hiến. Chúc cho các em học sinh, sinh viên sẽ có một năm học mới với nhiều sáng tạo và tiến bộ.Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025
07:40' - 05/09/2024
TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng
13:15' - 04/09/2024
Ngày 4/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc chủ động ứng phó bão số 3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024
09:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
08:50'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND hai tỉnh
07:33'
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng cửa xả mặt số 2 hồ thủy điện Thác Bà vào 22h ngày 13/9
21:43' - 13/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6829/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng cửa xả mặt số 2 hồ thủy điện Thác Bà vào hồi 22h ngày 13/9/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)
20:44' - 13/09/2024
Ông Daniel Plankermann, Giám đốc Ngân hàng tái thiết Đức tại Việt Nam cho rằng, có luật tốt chưa đủ, Việt Nam cần sớm có các văn bản hướng dẫn thi hành luật như nghị định, thông tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Người nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh "điêu đứng" vì bão
20:22' - 13/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề. Trong số đó người nuôi trồng thủy sản gần như trắng tay. Bao nhiêu tài sản tích lũy đã bị cơn bão cuốn phăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát việc thực hiện Luật Việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh
20:04' - 13/09/2024
Ngày 13/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Việc làm trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN
19:02' - 13/09/2024
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị cho ý kiến về Nghị quyết phát triển thành phố Hải Phòng và Đề án thành lập thành phố Huế
18:28' - 13/09/2024
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm, định hướng quan trọng.