Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Đẩy tiến độ nhưng ưu tiên số 1 vẫn là chất lượng
Triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong thời gian tới, áp lực giải ngân vốn đầu tư công của ngành giao thông vận tải rất lớn khi các dự án trọng điểm quốc gia đồng loạt triển khai.
Bên cạnh những giải pháp đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn thì việc bảo đảm chất lượng công trình được Bộ Giao thông Vận tải đặt lên hàng đầu. Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Xin Bộ trưởng chia sẻ những giải pháp của ngành giao thông trong thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Trong 4 năm tới, mỗi năm, ngành giao thông vận tải được giao giải ngân số vốn đầu tư công khoảng 80 nghìn tỷ đồng, đây sẽ là áp lực rất lớn.Cùng với các cơ chế, chính sách được Quốc hội, Chính phủ cho phép, Bộ Giao thông Vận tải xác định một số giải pháp trọng tâm; trong đó, đối với nhà thầu phải quyết liệt, nếu không bảo đảm tiến độ cam kết sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo, sau đó là cắt hợp đồng, tịch thu bảo lãnh hợp đồng, cấm đấu thầu.
Nhà thầu sau khi trúng thầu phải triển khai công việc nghiêm túc. Với các ban quản lý dự án, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải cam kết tiến độ, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Ngoài ra, một giải pháp quan trọng khác đó là việc Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện điều chuyển vốn giữa các dự án. Dự án nào giải ngân tốt được bổ sung vốn, dự án nào chậm sẽ điều chuyển vốn. Ban quản lý dự án nào giải ngân chậm sẽ cắt vốn để chuyển sang ban khác.Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai các dự án để tháo gỡ vướng mắc, tăng cường tiến độ giải ngân.
Phóng viên: Quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn những "hạt sạn", những sự cố xảy ra trong quá trình triển khai. Bộ trưởng có thể cho biết vì sao vẫn còn những sự cố như vậy? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Trước tiên, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải về xử lý các vụ việc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình giao thông là rõ ràng và thông suốt. Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý nghiêm, triệt để, đúng quy định pháp luật liên quan đến chất lượng công trình giao thông và không có vùng cấm. Về quản lý chất lượng công trình, hiện nay, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên ngành về quản lý chất lượng đã được pháp luật quy định rõ. Điều này thể hiện cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan triển khai, trách nhiệm của tư vấn, trách nhiệm của giám sát, trách nhiệm của nhà thầu… Chúng ta cũng biết rằng, dự án giao thông thường là những dự án lớn, có địa chất phức tạp, kết cấu và tải trọng cũng rất phức tạp, đòi hỏi tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát phải làm đúng chức năng nhiệm vụ để thu thập số liệu tính toán chính xác, kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật, từ đó đưa ra các giải pháp thi công đảm bảo. Do đó, đối với các chủ đầu tư muốn công trình đảm bảo chất lượng, trước tiên phải chọn được tư vấn giỏi, tư vấn mà am hiểu, có kinh nghiệm sẽ giúp các dự án đảm bảo chất lượng đề ra. Tránh tính trạng công trình kém chất lượng do sai sót từ tư vấn hay công trình không đảm bảo chất lượng do tư vấn giám sát kém. Chúng ta cũng thấy rằng, nếu chủ đầu tư chọn các nhà thầu yếu không đúng quy trình, quy định, kém về năng lực, kinh nghiệm thì rất dễ xảy ra các vấn đề về chất lượng công trình, hậu quả khó lường. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị tham gia xây dựng các dự án đều phải đặt vấn đề chất lượng công trình lên hàng đầu. Để cảnh báo từ xa đối với các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các địa phương khi giao các dự án cho các ban quản lý dự án cũng phải đánh giá năng lực kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực, nếu đủ kinh nghiệm, năng lực thì giao còn nếu không thì phải giao cho các ban có năng lực chuyên nghiệp khác. Khi ban quản lý dự án có kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng công trình. Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiên quyết xử lý các nhà thầu để xảy ra vi phạm về chất lượng công trình; yêu cầu nhà thầu khắc phục hư hỏng xảy ra, xử phạt theo quy định hợp đồng. Nếu vi phạm đến mức phải chấm dứt hợp đồng, nhà thầu đó sẽ bị cấm tham gia các dự án tiếp theo của ngành giao thông. Phóng viên: Để đảm bảo chất lượng công trình, trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tăng cường các giải pháp nào thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Bộ Giao thông Vận tải đã thiết kế vận hành một hệ thông quản lý chất lượng từ cấp cao nhất là lãnh đạo Bộ, rồi đến Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, các vụ, lãnh đạo các cơ quan đơn vị, đặc biệt là lãnh đạo các chủ đầu tư. Hệ thống này vận hành thông suốt từ lãnh đạo Bộ cho đến người thực hiện. Để vận hành hệ thống này, thời gian qua, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã họp liên tục để đưa ra các chỉ đạo, đảm bảo tất cả các cơ quan nằm trong hệ thống thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Từ việc lập dự án cho đến thiết kế, tổ chức thi công, giám sát vận hành dự án phải đúng quy định của pháp luật. Hệ thống này sẽ tổ chức họp thường xuyên, định kỳ nhằm ra soát, tổng kết đánh giá tiến độ, chất lượng của từng dự án. Bất cứ sự cố, sự việc nào phải được công khai để có những giải pháp xử lý ngay, không để đến giai đoạn cuối mới phát hiện được và xử lý thì quá muộn, hậu quả sẽ rất lớn. Lãnh đạo Bộ thường xuyên cảnh báo đến tất cả những đối tượng tham gia dự án về nguy cơ có thể xảy ra đối với chất lượng công trình, việc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các sự cố về công trình… Như vậy, để đảm bảo chất lượng công trình thì từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công... của các dự án đều phải được kiểm tra, rà soát chặt chẽ, nghiêm ngặt theo đúng quy định. Bộ Giao thông Vận tải luôn xác định việc đảm bảo chất lượng công trình là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Phóng viên: Xin cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân gần 15% tổng vốn đầu tư công
17:48' - 31/03/2022
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, năm 2022, Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là 50.328 tỷ đồng, gồm 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài và 45.451 tỷ đồng vốn trong nước.
-
DN cần biết
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cho IPP Air Cargo kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá
17:43' - 31/03/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo.
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải đồng ý thí điểm giảm giá vé qua trạm BOT cầu Thái Hà
13:03' - 31/03/2022
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ VN; Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà về thí điểm giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ để tháo gõ khó khăn tại trạm thu phí cầu Thái Hà, tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải tăng tốc giải quyết vật liệu đất đắp cho cao tốc Bắc - Nam
11:41' - 18/03/2022
Với số lượng đất đắp các dự án cao tốc Bắc - Nam vào khoảng 8,45 triệu m3, Bộ Bộ Giao thông Vận tải tăng tốc giải quyết vấn đề này ngay trong tháng 3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số