Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cố gắng cao nhất không để dịch bệnh H5N1 xảy ra trên gia cầm
Việt Nam hiện có mật độ chăn nuôi gia cầm cao với tổng số trên 467 triệu con, nếu không phòng, chống cẩn thận, để xảy ra dịch bệnh sẽ rất phức tạp, trong khi chăn nuôi lợn vừa trải qua dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, trong quý I, II thời tiết năm nay rất phức tạp, đặc biệt là nhuận hai tháng Tư âm lịch, nên thời tiết này rất phù hợp với loại dịch bệnh, nhất là trên gia cầm.
“Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn yêu cầu tất cả các tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Các địa phương đảm bảo quy trình dịch tễ, chăm sóc, chăn nuôi theo đúng quy trình an toàn sinh học, cố gắng cao nhất không để dịch bệnh H5N1 xảy ra đối với gia cầm.”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước chỉ có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 chưa qua 30 ngày tại tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, ổ dịch đã được kiểm soát kịp thời; địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh (3.000 con gà) vào ngày 21/1; đến nay không phát sinh thêm gia cầm bệnh.
Hiện nay, bệnh cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.
Vi rút gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính sinh học phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.
Ông Phạm Văn Đông nhận định, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là hiện tổng đàn gia cầm rất lớn; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phối cấp do chủng vi rút mới Corona (nCoV) gây ra.
Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao, ông Phạm Văn Đông cho hay.
Ông Phạm Văn Đông cho biết, hiện Việt Nam cơ bản đã có đủ cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Đầu tháng 1/2020, Cục Thú y đã có văn bản gửi các địa phương thông báo về tình hình lưu hành vi rút cúm gia cầm và khuyến cáo sử dụng các loại vắc xin phù hợp với từng chủng, nhánh vi rút cúm gia cầm.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời và có hiệu quả, bên cạnh các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm, các địa phương cần chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh để kịp thời cảnh báo, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin. Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng.
Ông Phạm Văn Đông cũng cho biết, trong quý I/2020, lượng vắc xin cúm gia cầm trong kho của các doanh nghiệp có thể cung ứng cho thị trường là 55 triệu liều. Dự kiến cả năm 2020, tổng số vắc xin cúm gia sản xuất trong nước và nhập khẩu khoảng 500 triệu liều; trong đó vắc xin sản xuất trong nước là 200 triệu liều.
Tháng 12/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuất cấp miễn phí 4,5 triệu liều vắc xin cúm gia cầm dự phòng hỗ trợ các địa phương nguy cơ cao, địa phương xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh để tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, thế giới đã ghi nhận các ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: chủng vi rút cúm A/H5N1 tại Ấn Độ, Trung Quốc; A/H5N6 tại Nigeria; A/H5N8 tại Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Nam Phi... Nguy cơ bệnh lây lan giữa các nước rất cao./.
>> Công điện khẩn về phòng chống dịch cúm gia cầm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Hồ Nam
07:59' - 02/02/2020
Dịch cúm đã xảy ra ở một nông trại nuôi 7.850 con gà, trong đó có 4.500 con đã chết. Nhà chức trách đã tiêu hủy 17.828 con gia cầm sau khi có dịch bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc phát hiện ca nghi nhiễm virus cúm gia cầm có thể gây tử vong
10:11' - 27/10/2019
Hàn Quốc đã phát hiện một trường hợp nghi nhiễm chủng virus cúm gia cầm có khả năng gây tử vong ở người tại thành phố Anseong, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu
12:25' - 06/08/2019
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, 2 hộ có xuất hiện cúm gia cầm H5N6 tại xã Phước Thuận qua điều tra đều chưa tiêm phòng cúm H5N6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về mô hình chính quyền đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
19:56' - 01/03/2021
Thủ tướng nhấn mạnh, về nguyên tắc, các mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương nhưng cũng phải đảm bảo tính thống nhất, thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều người dân Hải Phòng tới Quảng Ninh đã buộc phải "quay đầu"
19:49' - 01/03/2021
Nhiều người dân Hải Phòng làm thủ tục khai báo y tế để vào tỉnh Quảng Ninh tại Trạm kiểm soát dịch COVID-19 ở cầu Bạch Đằng đã buộc phải quay lại vì thuộc diện nằm trong vùng dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,8%
18:32' - 01/03/2021
Tháng 2 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước; trong đó, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất 6,02% góp phần đẩy CPI chung tăng 1,22%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Cà phê, hàng quán trong nhà được mở cửa lại từ 0h ngày 2/3
18:13' - 01/03/2021
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã cho phép các nhà hàng ăn uống phục vụ trong nhà được mở cửa trở lại từ 0 giờ ngày 2/3, với điều kiện bảo đảm giãn cách và khuyến khích bán mang về.
-
Kinh tế Việt Nam
Sụt giảm tàu biển quốc tế đến Việt Nam
17:30' - 01/03/2021
Dù tổng lượt tàu ngoại giảm, song, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (do hãng tàu nước ngoài đảm nhận khoảng 90%) thông qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tương đối tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp về Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng
14:53' - 01/03/2021
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Số doanh nghiệp thành lập mới giảm hơn 20% trong tháng 2
11:25' - 01/03/2021
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 02/2021 giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do tháng 2/2021 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/3, tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước
10:36' - 01/03/2021
Tổng điều tra được triển khai 5 năm 1 lần, có quy mô lớn và độ phức tạp nhất của ngành thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn
09:41' - 01/03/2021
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.