Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phục hồi rừng tự nhiên phải từng bước
Tiếp tục chương Kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội. Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng bất thường, thiên tai gây nhiều thiệt hại, nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra vấn đề về thủy điện và bảo vệ, phát triển rừng.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển và Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có những trao đổi, phân tích liên quan.
Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đã tăng lên 42% năm 2020 Các đại biểu đánh giá cao những chính sách điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch COVID-19, ứng phó với thiên tai, bão lũ; đồng thời đảm bảo ổn định đời sống của người dân, thực hiện mục tiêu kép trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo nhiều đại biểu, các giải pháp trong thời gian tới cần được Chính phủ xây dựng cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó cần tập trung cho các kịch bản xấu nhất khi dịch COVID-19 còn diễn biến hết sức phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng bất thường. Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chia sẻ với những khó khăn chung của nền kinh tế; đồng thời thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc chưa tăng lương cơ sở năm 2021 để dành nguồn lực ưu tiên khắc phục thiên tai, phục hồi sản xuất, duy trì và phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, trước các tác động xấu của thời tiết, ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề biến đổi khí hậu đã làm rõ những hạn chế, yếu kém trong vấn đề quy hoạch, thực hiện quy hoạch, vấn đề đô thị hóa nhanh, các thành phố lớn cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng. "Việc xây dựng quá nhiều các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã làm phá vỡ một tỷ lệ diện tích rừng đáng kể, làm đất đá xói mòn, nguy cơ lũ quét, lũ ống ngày càng gia tăng ở các vùng núi, trung du. Tuy trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã rà soát, đưa ra ngoài danh mục đầu tư rất nhiều dự án đầu tư thủy điện vừa và nhỏ.Bên cạnh hiệu quả hoạt động của một số công trình thủy điện, trong thời gian qua, một số công trình còn bộc lộ nhiều bất cập, các tác động xấu từ dự án thủy điện đã và đang được đầu tư. Công tác thẩm định dự án, công tác đánh giá tác động môi trường của dự án chưa thật sự tốt", đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho ý kiến.
Từ đó, đại biểu kiến nghị, quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn hơn và gắn với phát triển bền vững; nghiên cứu, ứng dụng nhiều hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp, ít ảnh hưởng xấu đến môi trường, sử dụng ít nguồn lực lao động để tăng cường năng suất lao động của ngành, mang lại hiệu quả quy hoạch. Cũng đánh giá về những tác động về biến đổi khí hậu, thiên tai, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. "Trước những thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra, cần phải nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng trong phòng, chống thiên tai" - đại biểu nhấn mạnh.Theo đại biểu, những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 làm tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% năm 2020. Chính sách giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, doanh nghiệp là giải pháp mang tính đột phá cho việc chăm lo giữ rừng, trồng rừng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy, việc lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển ngành lâm nghiệp chưa rõ nét, một số chỉ tiêu về trồng rừng phân tán, rừng phòng hộ chưa đạt kế hoạch. Việc giữ rừng tự nhiên một số khu vực chưa hiệu quả.
Đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh tiêu chí phân bổ ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các tỉnh có tỷ lệ diện tích che phủ rừng cao, đồng thời đề nghị Chính phủ có chính sách sắp xếp ổn định dân cư vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ lũ lụt, sạt lở cao để đảm bảo an toàn cho người dân.
Trong giai đoạn vừa qua, ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và phát triển sản phẩm từ lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Các sản phẩm từ rừng mới chỉ là nguồn nguyên liệu, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho các địa phương.
Phục hồi rừng tự nhiên phải từng bước Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có những báo cáo, giải trình trước các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đến nay, nước ta có tổng diện tích 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha. "Đây là một sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Bởi vì năm 1990, Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng, lúc đó hệ số che phủ chỉ 27%, trong vòng 30 năm, với một đất nước GDP còn thấp, chúng ta quyết tâm xây dựng một nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường. Do đó, đến hôm nay, chúng ta đã có tới 14,6 triệu ha rừng, hệ số che phủ rừng 42%, thế giới bình quân 29%. Đây là sự cố gắng vượt bậc của nhân dân và hệ thống chính trị" - Bộ trưởng thông tin.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, mặt trái của vấn đề, trong 30 năm, phát triển rừng tự nhiên không thể phục hồi như ban đầu bởi thời gian quá ngắn. Thiệt hại về rừng tự nhiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ rất lớn. Vì vậy, việc phục hồi rừng phải từng bước.
Bộ trưởng cho biết thêm, ngành kinh tế công nghiệp - lâm nghiệp hiện có 4.600 doanh nghiệp chế biến. Năm nay, xuất khẩu lâm sản có thể đạt 13 tỷ USD. Còn về rừng tự nhiên, Đảng, Chính phủ, Quốc hội luôn có chính sách để bà con trên 1 triệu ha giữ rừng đó có chính sách, chế độ ngày càng được tăng lên.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới, chính sách khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng cần được cải thiện, nâng cao mức tiền công khoán để đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng khoanh nuôi bảo vệ rừng. Thế giới thừa nhận, tôn trọng các cam kết của Việt Nam phát triển rừng bền vững . Trong ngày 3/11, Quốc hội tiếp tục dành thời gian để thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội./.>>>Phát triển rừng là yếu tố trọng yếu để tạo môi trường bền vững
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trong 5 năm, diện tích rừng khu vực miền Trung tăng gần 374.000 ha
12:24' - 03/11/2020
Trong giai đoạn từ 2015-2019, diện tích rừng khu vực miền Trung tăng gần 373.900 ha; trong đó rừng tự nhiên tăng trên 70.000 ha, rừng trồng tăng trên 303.840 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển rừng là yếu tố trọng yếu để tạo môi trường bền vững
12:19' - 03/11/2020
Trồng rừng là chủ đề các đại biểu quan tâm trong phiên họp ngày 3/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn hồ đập, trồng bù rừng đều cần giám sát kỹ
13:21' - 02/11/2020
An toàn hồ đập thuỷ điện, trồng bù rừng cũng là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận tổ sáng 2/11 tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10' - 08/07/2025
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12' - 08/07/2025
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12' - 08/07/2025
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03' - 08/07/2025
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00' - 08/07/2025
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03' - 08/07/2025
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48' - 08/07/2025
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40' - 08/07/2025
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.