Bộ trưởng Tài chính: Chi ngân sách nhà nước phải được quản lý chặt chẽ
Vượt qua nhiều khó khăn, ngành Tài chính đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong năm 2016. Năm 2017 đến mang theo nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thử thách.
Trước thềm năm mới Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời phóng viên TTXVN về những vấn đề trên.
BNEWS: Năm 2017 kinh tế trong nước dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, xin Bộ trưởng cho biết định hướng ưu tiên của ngành tài chính trong năm mới ?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng : Kinh tế nước ta năm 2017 dự báo sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2017 và một số năm tiếp theo. Do vậy, năm 2017 ngành tài chính sẽ tiếp tục tập trung ưu tiên vào một số nội dung trọng điểm như đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính và cơ chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý thu, chi NSNN, quản lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; trong đó có nguồn lực NSNN. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua, đặc biệt là các luật có hiệu lực từ 1/1/2017 như Luật Ngân sách Nhà nước , Luật P hí và lệ phí. ... Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới khi chưa có nguồn đảm bảo; thực hiện chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công và bội chi ngân sách. Ngành cũng t ập trung đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công và xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tiếp tục phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các loại hình thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ) , đảm bảo quá trình cơ cấu khu vực DNNN đi vào thực chất. Ngoài ra, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng cạnh tranh bình đẳng và phát triển ; thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện lộ trình giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu …; phối hợp hiệu quả các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng GDP tối thiểu đạt kế hoạch đề ra; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch đối với các thông tin liên quan đến tài chính - NSNN theo quy định.BNEWS: Trong bối cảnh thu ngân sách năm 2016 còn khó khăn, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm dần do thực hiện các cam kết các FTA, với dự toán thu năm 2017 là 1,2 triệu tỷ đồng, để đảm bảo nhiệm vụ thu, xin Bộ trưởng cho biết nguồn thu tập trung vào đâu và ngành t ài chính có những giải pháp gì?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trong những năm qua, chính sách tài khóa đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc khôi phục và duy trì nhịp tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong năm 2016, chúng ta tiếp tục giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông từ 22% xuống còn 20%, thuế suất ưu đãi giảm từ 20% xuống còn 17% (đi trước 4 năm so với lộ trình trong Chiến lược cải cách thuế).
Đồng thời giảm tối đa mức động viên từ khu vực sản xuất nông nghiệp bằng việc đưa các loại máy móc, vật tư, nguyên liệu đầu vào thiết yếu của nông nghiệp vào nhóm đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, mở rộng diện ưu đãi và tăng mức ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, công nghệ cao và dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư lớn và sử dụng công nghệ cao.
Với không gian để điều chỉnh chính sách tài khóa hạn hẹp, chính sách thu ngân sách vừa phải bảo đảm điều kiện để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất - kinh doanh, vừa phải đáp ứng các nguồn lực ngày càng gia tăng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng và tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, thu ngân sách nhà nước những năm gần đây và trong năm 2016 không tránh khỏi những khó khăn, thách thức.Với sự chỉ đạo sát sao quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nên đã có tác động tích cực đến hoạt động của NSNN năm 2016.
Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dầu thô có xu hướng giảm do các nguyên nhân khách quan từ cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) và giá dầu thô giảm sâu. Thực tế trên cũng đã phản ánh trong cơ cấu dự toán thu ngân sách năm 2017, cụ thể tỷ trọng thu từ dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ còn chiếm khoảng 18% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, giảm khoảng 4% so với dự toán năm 2016; thu nội địa chiếm khoảng 82%, tăng 5% so với dự toán năm 2016, loại trừ số thu từ tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và các khoản thu đặc thù khác mới đưa vào cân đối, thì tăng khoảng 14% so với ước thực hiện năm 2016, tốc độ tăng thu này phù hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2017. Với việc xác định mục tiêu dự toán thu này thì trong năm 2017, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm.Đó là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về tài chính-NSNN, cải cách thủ tục hành chính (thuế, hải quan) theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa, mở rộng ứng dụng điện tử hóa hoạt động thu và kết nối thu với hệ thống ngân hàng thương mại, tăng cường triển khai cơ chế một cửa Hải quan quốc gia, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, qua đó tăng thu cho NSNN.
Đồng thời hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách làm giảm thu; đẩy nhanh chuyển một số loại phí sang giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá cụ thể những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu chi tiết theo sắc thuế và cơ quan thu, đặc biệt là theo dõi diễn biến giá dầu thô để kịp thời có phương án chủ động điều hành thu NSNN, giảm bớt tác động của các yếu tố bên ngoài, tăng cường nội lực thu trong nước và rà soát, thu bổ sung các nguồn thu còn tiềm năng. Mặt khác, tăng cường thực hiện đôn đốc thu nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu theo dự toán. Đồng thời, tăng cường, đổi mới công tác quản lý thu, tăng cường thanh tra chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực thu trọng điểm, thanh tra các hoạt động giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, đất đai, ngân hàng,...; Ngoài ra, đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN theo hướng tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu, trên những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. BNEWS: Trong quyết định giao dự toán ngân sách năm 2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm. Bộ trưởng cho biết ngành tài chính cụ thể hóa chỉ đạo này của Chính phủ như thế nào? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng : Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, nợ công đã tiệm cận ngưỡng cho phép, bội chi ngân sách không thể tiếp tục duy trì ở mức cao, chi ngân sách nhà nước cần phải được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi đầu tư, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên.Để thực hiện các mục tiêu này, ngay từ thời điểm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Tài chính đã yêu cầu dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực phải bảo đảm đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN.
Theo đó, chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý. Các đơn vị, địa phương giảm tối đa cả về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, các sự kiện diễn ra trong năm đồng thời hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
Về chi quản lý hành chính, Bộ Tài chính yêu cầu phải gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo qui định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, đẩy mạnh triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ NSNN nhằm dành nguồn tăng chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách, tăng chi cho các nhiệm vụ không có nguồn thu, qua đó cơ cấu lại chi ngân sách của từng lĩnh vực và từng bước tái cơ cấu chi NSNN.
Trong tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Bộ Tài chính sẽ tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tiếp tục điều hành ngân sách theo nguyên tắc tuân thủ kỷ luật chi tiêu ngân sách, chi trong phạm vi dự toán được giao, chỉ ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm, hạn chế tối đa việc ứng trước vốn kế hoạch. Đồng thời kiên quyết thu hồi, không tiếp tục bố trí đối với các nhiệm vụ chi đã có dự toán nhưng đến thời điểm theo quy định chưa phân bổ, mở rộng khoán xe công đối với một số chức danh... /. PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Tài chính
Quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
20:14' - 26/12/2016
Nghị định quy định rõ cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
20:06' - 07/12/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nga thông qua lần đầu dự thảo ngân sách nhà nước năm 2017
06:06' - 21/11/2016
Dự thảo ngân sách này sẽ còn được xem xét và bỏ phiếu thêm hai lần nữa tại Hạ viện, trước khi được chuyển lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
17:36' - 11/11/2016
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu ngân sách Nhà nước tăng 6,1%
11:13' - 02/11/2016
Ngày 2/11, Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách Nhà nước lũy kế thu 10 tháng đạt 821 nghìn tỷ đồng, bằng 80,9% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 đạt 84,9% dự toán năm, tăng 6,3%)
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung vốn cho đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Long An
16:03'
Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là dự án trọng điểm quốc gia, có tổng chiều dài hơn 76 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước đẩy nhanh giải ngân cuối năm
15:09'
Kho bạc Nhà nước cho biêt đang triển khai các giải pháp mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm đạt mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công vào cuối năm 2024.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân
11:35'
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
-
Tài chính
Chứng khoán Hàn Quốc: Dòng vốn ngoại chuyển dịch sang ngành viễn thông
08:00'
Các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu của KT sau khi bán hết cổ phiếu Samsung Electronics.
-
Tài chính
BAE Systems và Rocket Lab được nhận gần 60 triệu USD để phát triển chip bán dẫn
20:55' - 25/11/2024
Mỹ đang giải ngân gần 60 triệu USD cho BAE Systems để sản xuất chip sử dụng cho máy bay và vệ tinh, và cho Rocket Lab để sản xuất các thiết bị bán dẫn phức tạp sử dụng trong vệ tinh và tàu vũ trụ.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh quản lý tem điện tử
15:45' - 25/11/2024
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
-
Tài chính
Đồng bitcoin chững lại gần mốc 100.000 USD
12:06' - 25/11/2024
Đồng bitcoin đã ổn định sau đà tăng hướng tới mốc lịch sử 100.000 USD chững lại, khi các nhà giao dịch đánh giá liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền điện tử có đang bị kéo dài quá mức?
-
Tài chính
Dự báo xu hướng tăng lương ở các nước Đông Nam Á
10:16' - 25/11/2024
Bất chấp môi trường lạm phát đang giảm xuống, mức tăng lương vẫn đang tăng lên, cho thấy sự chênh lệch cung cầu nhân tài vượt ra ngoài yếu tố lạm phát.
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27' - 24/11/2024
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.