Bộ trưởng Tài chính J.Yellen cảnh báo Mỹ vỡ nợ sẽ châm ngòi suy thoái toàn cầu
Ngày 11/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hối thúc Quốc hội nước này nâng trần nợ liên bang hiện ở mức 31.400 tỷ USD, qua đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ đe dọa nền kinh tế toàn cầu cũng như làm lung lay vị thế của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Phát biểu họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản, Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh việc vỡ nợ sẽ đe dọa những thành quả mà Mỹ đã rất nỗ lực gặt hái trong vài năm qua trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Bà cảnh báo việc Mỹ vỡ nợ sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu không chỉ khiến nền kinh tế số 1 thế giới thụt lùi, mà còn làm lung lay vị thế lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ. Viễn cảnh này, nếu xảy ra, cũng sẽ làm dấy lên sự hoài nghi xung quanh khả năng của Mỹ trong việc bảo vệ những lợi ích an ninh quốc gia.
Người đứng đầu Bộ Tài chính của Mỹ cũng cảnh báo việc nước này vỡ nợ có thể dẫn đến bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm, như đã từng xảy ra trong cuộc tranh cãi về trần nợ năm 2011. Mỹ vỡ nợ có thể đẩy lãi suất của các khoản thế chấp mua nhà, thanh toán mua ô tô và thẻ tín dụng tăng cao.
Liên quan tới Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7, bà Yellen đã vạch ra những nội dung ưu tiên cần được thảo luận tại hội nghị, bao gồm các hành động cá nhân và tập thể để củng cố nền kinh tế toàn cầu và giảm lạm phát, cùng những nỗ lực dài hạn để nâng cao khả năng phục hồi kinh tế.
Bất chấp những rủi ro tiêu cực, bà Yellen đánh giá nền kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến theo chiều hướng tích hơn nhiều so với dự báo 6 tháng trước, với tỷ lệ lạm phát ở hầu hết các quốc gia G7 đều đã "hạ nhiệt" và dự báo tăng trưởng được cải thiện. Mỹ đã triển khai biện pháp để củng cố niềm tin trong hệ thống ngân hàng của mình sau sự sụp đổ của 3 ngân hàng.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã ban hành luật để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng thay thế và chip bán dẫn, đồng thời cũng chú trọng việc hỗ trợ các nước đang phát triển. Bà cho biết các thành viên G7 sẽ phối hợp đẩy mạnh xử lý nợ “kịp thời, toàn diện” đối với các nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Bộ trưởng Yellen cũng tuyên bố sẽ phối hợp với các đối tác G7 để xây dựng khả năng phục hồi kinh tế lớn hơn trong dài hạn bằng cách thúc đẩy sản xuất trong nước các mặt hàng thiết yếu và hỗ trợ các nước đang phát triển mở rộng vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu. G7 cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để giảm thiểu rủi ro địa chiến lược và chống lại mọi hình vi ép buộc trong kinh doanh.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G7 do Nhật Bản chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 11-13/5 tới tại thành phố Niigata, miền Trung nước này. Tại hội nghị, Nhật Bản dự kiến thúc đẩy các nhà lãnh đạo tài chính G7 nhất trí thiết lập mối quan hệ đối tác cùng có lợi giữa các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp với các nước tiên tiến để tăng cường chuỗi cung ứng toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Ngân hàng Anh dự đoán kinh tế Mỹ khó xảy ra suy thoái
08:09' - 09/05/2023
Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered của Anh, ông Bill Winters nhận định nền kinh tế Mỹ “khó xảy ra” nguy cơ suy thoái, nhưng có khả năng trải qua một thời kỳ tăng trưởng âm.
-
Hàng hoá
Chiều 8/5, giá dầu châu Á tăng do lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái bớt dần
16:53' - 08/05/2023
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 8/5 do lo ngại kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái bớt dần.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng nợ công sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái
13:30' - 04/05/2023
Giới phân tích nhận định bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ về mức trần nợ công có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào suy thoái, khiến 7,5 triệu người mất việc làm.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed đánh giá nền kinh tế Mỹ không trải qua nhiều biến động
09:46' - 20/04/2023
Ngày 19/4 (theo giờ Mỹ), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cho công bố Sách Beige, một tài liệu cập nhật các diễn biến và đánh giá mới nhất về nền kinh tế số một thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Loạt số liệu ấn tượng cho mùa mua sắm cuối năm 2024
12:34'
Một loạt báo cáo của các công ty theo dõi thị trường cho thấy hoạt động bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu trong mùa mua sắm cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
08:03'
Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua công nghệ xanh toàn cầu: EU mạnh tay đầu tư
07:48'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành 4,6 tỷ euro để hỗ trợ sản xuất pin xe điện, sản xuất hydro tái tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024
07:00'
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024, đáp ứng kịp thời các mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ nước này đã đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
22:11' - 03/12/2024
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
17:46' - 03/12/2024
Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp siết chặt kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ, trong đó có gali, germani, antimon và vật liệu siêu cứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28' - 03/12/2024
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45' - 03/12/2024
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13' - 03/12/2024
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.