Bộ trưởng Trần Hồng Hà khảo sát tình hình sạt lở bờ sông tại An Giang
Qua khảo sát và nghe lãnh đạo huyện Chợ Mới báo cáo nhanh về tình hình sạt lở, các giải pháp hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao công tác dự báo và di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm của tỉnh An Gia ng , không để xảy ra thiệt hại về người.
Theo Bộ trưởng , tình hình sạt lở khu vực này còn diễn biến phức tạp, cần có khảo sát, đánh giá đầy đủ mới có giải pháp khắc phục hiệu quả, lâu dài. Trước mắt, tỉnh An Giang cần quan tâm ổn định đời số người dân, những hộ bị mất nhà, mất tài sản; huy động mọi nguồn lực, mọi tầng lớp xã hội cùng chung tay giúp sức với bà con. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trư ờng cần đư ợc quan tâm, đặc biệt là tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người dân… Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, đây là vụ sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân gây sạt lở là do chế độ dòng chảy của các sông trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều trong mùa kiệt; chế độ dòng chảy từ thượng lưu về trong mùa lũ, diễn biến thời tiết bất thường có mưa trái mùa phức tạp…Bộ trưởng đề nghị tỉnh An Giang phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương khảo sát đánh giá về hiện tượng sụt lún, sạt lở do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Xác định những vùng ổn định để quy hoạch các khu dân cư, sớm ổn định cuộc số người dân.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà lưu ý, sắp tới cần có những nghiên cứu cơ bản để xác định một cách đầy đủ nguyên nhân gây sụt lún, sạt lở. Phân ra các khu vực có mức độ nguy hiểm khác nhau, nguyên nhân khác nhau, từ đó có kế hoạch song song với việc di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc.
Đặc biệt là tiến hành các biện pháp điều chỉnh dòng chảy để có thể phòng tránh được các tác hại này một cách lâu dài.
Ông Trương Trung Lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cho biết, trong lúc vụ việc sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ mới chưa khắc phục xong, mới đây, tuyến đường liên xã Kiến Thành đi Kiến An, tại khu vực tổ 2, rạch ông Chưởng (một nhánh sông nối giữa sông Hậu và sông Tiền) thuộc ấp Kiến Thuận 1, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới xuất hiện vết nứt trước cửa nhà dân, vết nứt chạy dài gần 200m, cảnh báo nguy cơ sạt lở cao.
Hiện tại, chính quyền địa phương đã phong tỏa không cho xe tải qua lại, đồng thời vận động, hỗ trợ người dân di dời 4 nhà dân nằm trong khu vực này đến nơi an toàn.
Huyện Chợ Mới đã nhanh chóng đặt biển báo nguy cơ sạt lở; cho lực lượng ứng trực 24/24 để bảo vệ khu vực nguy cơ sạt lở tránh ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản người dân; khi nào có kết luận của cơ quan chuyên môn chính quyền địa phương mới tính đến phương án di dời dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ sạt lở bờ sông ở An Giang: Đã cấp nền nhà ổn định cho các hộ dân
17:28' - 25/04/2017
Báo cáo của UBND huyện Chợ Mới cho biết đến chiều 25/4, chiều dài bờ sông có nguy cơ sạt lở ở mức đặc biệt nguy hiểm kéo dài hơn 260m; 14 căn nhà và 2 nền nhà bị sập xuống sông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sạt lở bờ sông Vàm Nao - An Giang
20:17' - 24/04/2017
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc khắc phục sạt lở bờ sông Vàm Nao thuộc khu vực ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ sạt lở ở An Giang: Kiến nghị cấm các phương tiện qua vùng sạt lở
17:28' - 23/04/2017
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị các ngành chức năng tiếp tục cấm các phương tiện giao thông trên tuyến đường liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sạt lở gây sập nhà, An Giang ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp
17:17' - 22/04/2017
Mặc dù đã chủ động di dời tất cả đồ đạc, tài sản của những hộ dân quanh khu vực nguy hiểm, nhưng vụ sạt lở bên bờ sông Hậu đã khiến 14 căn nhà bị đổ sập, không có thiệt hại về người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.