"Bộ tứ tằn tiện" của EU đề xuất phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
Tự nhận là "Bộ tứ tằn tiện", 4 nước này tái khẳng định phản đối mọi công cụ vay nợ chung của toàn khối. Theo đề xuất được Văn phòng Thủ tướng Áo Sebastian Kurz công bố, bộ tứ trên muốn việc hỗ trợ khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề được thực hiện dưới dạng các khoản vay một lần "với kỳ hạn ưu đãi", có thể được nhất trí trong vòng 2 năm.
Bên cạnh đó, số tiền cho vay có thể "được chuyển thẳng tới các hoạt động đóng góp phần lớn cho việc phục hồi như nghiên cứu và cải tiến, tăng khả năng chống chọi của lĩnh vực y tế và đảm bảo một sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh".
Đầu tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất một quỹ trị giá 500 tỷ euro để phục hồi nền kinh tế bị dịch bệnh tàn phá. Việc Đức ký một kế hoạch liên quan đến nợ phát hành chung được xem là một bước ngoặt lịch sử đối với EU, vì từ lâu Berlin cam kết tài chính công cân bằng.
nhiên, nhóm "Bộ tứ tằn tiện" nhấn mạnh họ không muốn có "nợ chung", cơ chế mà họ cho là sẽ cho phép các nền kinh tế yếu hơn và không nghiêm ngặt được hưởng lợi thái quá trên lưng của các thành viên mạnh hơn ở Bắc Âu.
Đề xuất công bố ngày 22/5 nêu rõ việc hỗ trợ phục hồi kinh tế phải đi kèm với "một cam kết cải cách mạnh mẽ và khuôn khổ tài chính", coi đây là một nghĩa vụ đối với các nước nhận hỗ trợ. 4 nước này cũng cho rằng cần "bảo vệ việc chi tiêu tiền hỗ trợ tránh tình trạng gian lận" thông qua các công tố châu Âu và các quan chức chống tham nhũng.
Đề xuất trên bác bỏ khả năng "tăng đáng kể" ngân sách EU, điều đã được nhắc tới trong kế hoạch của Pháp - Đức. Thay vào đó, bộ tứ cho biết ngân sách EU cần "hiện đại hóa" và các khoản tiết kiệm có thể đạt được bằng cách "tái ưu tiên vào các lĩnh vực ít khả năng đóng góp cho việc phục hồi". Ngược lại, các chi tiêu liên quan đến COVID-19 có thể được phân bổ không đồng đều hoặc bổ sung tạm thời.
Theo bộ tứ trên, do các dự báo kinh tế trong năm nay khá ảm đạm, "các quỹ bổ sung cho EU sẽ kéo căng ngân sách các quốc gia hơn nữa". Tuần tới Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến trình kế hoạch của mình về việc kích thích phục hồi kinh tế sau khủng hoảng ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật COVID tối 23/5: 37 ngày không có ca nhiễm mới, hơn 14.700 người được cách ly
18:43' - 23/05/2020
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến 18 giờ ngày 23/5, không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, đã tròn 37 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
-
Chuyển động DN
Hậu COVID-19: Bán lẻ Việt đang bật dậy mạnh mẽ
17:00' - 23/05/2020
Nếu như nền kinh tế Việt Nam được coi là điểm sáng với triển vọng phục hồi nhanh sau COVID-19, thì ngành bán lẻ là một trong những lực đẩy quan trọng nhất của quá trình “hồi sinh” này.
-
Kinh tế tổng hợp
Thanh Hóa: Nhiều hộ khá giả vẫn được nhận tiền hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19
11:43' - 23/05/2020
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết: huyện đã ban hành kết luận về việc xác minh nội dung tố cáo lãnh đạo, cán bộ xã Yên Thọ sai phạm trong thực hiện triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.